KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI BỊ KHÓA XE

Kỹ năng sống Thoát hiểm khi bị khoá trong xe Hướng dẫn sau đây của chị Thanh Hoà rất hữu ích. Các bậc cha mẹ việc làm thiết thực lúc này là đọc cho con mình. ➡️ 1. BÌNH TĨNH Trong mọi trường hợp, việc đầu tiên cần làm luôn phải là bình tĩnh. Kể cả cháy nổ, kẹt thang máy, hay bị bỏ quên ... thì càng hoảng loạn rối trí. Càng khóc lóc, gào thét, càng nhanh mất sức. ➡️ 2. TỰ MỞ CỬA Dạy con cách mở chốt cửa từ bên trong. Hầu như xe nào cũng có thể mở cửa từ bên trong được. Con cần được dạy về nguyên tắc hoạt động của các chốt cửa trong xe, để có thể tự tìm được chốt mở cửa ở các loại xe khác nhau. Trong trường hợp con ko tự mở chốt các cửa phụ được ==> tìm kiếm chốt cửa ở phía cửa ghế lái. Thường những cửa này có hệ thống liên động, kéo lẫy là bung chốt các cửa sau. ➡️ 3. BẤM CÒI XE Nếu con không tự mở cửa được. Thì hãy lên vô lăng và bấm còi xe để thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Dù xe có tắt máy, rút chìa khoá thì còi xe vẫn luôn hoạt động. Hãy dạy con cách tìm còi và bấm. Bấm liên tục không sợ hết, vì với acquy sẵn có của xe, bấm cả ngày còi cũng vẫn kêu. Nếu con đã quá mệt và xung quanh vắng vẻ, thì hãy quan sát, khi nào có người đi qua thì bấm còi và giữ liên tục. ➡️ 4. DÙNG BÚA THOÁT HIỂM Các xe từ 12 chỗ trở lên thì trang bị búa thoát hiểm là quy định bắt buộc. Dạy con cách lên bất cứ xe bus/ xe ca/ xe khách nào là liếc mắt tìm vị trí búa đập kính. Nếu không thấy búa, hãy hỏi lái xe. Búa thoát hiểm được trang bị đầu nhọn để tập trung gia lực, nên lực đập của một bé tầm 5 tuổi là đủ để phá vỡ kính. Kính trên xe là kính cường lực, nên khi vỡ sẽ vỡ thành từng mảnh nhỏ dạng hạt ngô, ko có cạnh nhọn, sẽ không gây sát thương cho con. Đập được kính xe, có thể con chưa trèo ra ngoài ngay được, nhưng ít nhất là sẽ đủ không khí để con không bị ngạt. Share để giúp đỡ

2 1

Thảo luận

Rất bổ ích .thanks và share đi a
10/08/2019 14:10 Trả lời