12 mẹo để sống tích cực và dễ dàng thành công

Tâm lý - 04/20/2024

Làm thế nào để tăng cường khả năng hồi phục cho bản thân? 12 điều sau đây có thể giúp bạn biến mong muốn này thành sự thật!

Một vài người có vẻ như sinh ra đã có khả năng có thể vượt qua những nỗi bất hạnh một cách tương đối dễ dàng. Khi đề cập đến năng lực này của con người, các chuyên gia gọi đó là khả năng hồi phục, hoặc có thể hiểu đơn giản hơn là họ có khả năng nhìn và giải quyết vấn đề một cách tích cực, lạc quan.

Những người có khả  năng này thường có thể kiểm soát tốt cuộc sống của họ và thường thích mạo hiểm hơn những người khác. Ngoài ra, vì những người có năng lực hồi phục vượt trội có quan điểm rất tích cực vào cuộc sống, họ thường dễ phát triển và có cái nhìn lạc quan trong các mối quan hệ trong xã hội cũng như xây dựng một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Do đó, làm thế nào để tăng cường khả năng hồi phục cho bản thân là câu hỏi mà rất nhiều người muốn tìm ra đáp án. Vì thế, bài viết sau đây sẽ tập trung vào 12 điều có thể giúp bạn biến mong muốn này thành sự thật:

Sống linh hoạt

Những người có khả năng hồi phục tốt thường hy vọng có thể đối mặt với nhiều thử thách và trải nghiệm những góc cạnh khác nhau của cuộc sống muôn màu. Ngoài ra, họ có khả năng điều chỉnh mục tiêu và tìm phương pháp thích ứng với môi trường mới rất hiệu quả.

Rút kinh nghiệm

Khi bạn gặp phải những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống, điều bạn cần làm là tập trung vào những bài học tích cực mà bạn có thể rút ra từ đấy. Đặc biệt, khi một tình huống khó khăn xuất hiện, bạn đừng chỉ nên quan tâm vào việc đổ lỗi cho người khác cũng như ngừng việc hỏi rằng vì sao lại là tôi mà không phải những người khác, rồi tự cảm thấy mình giống như một nạn nhân. Thay vào đó, bạn nên hỏi bản thân rằng: Bạn có thể thay đổi điều gì để có kết quả tốt hơn trong lần tới?

Hành động

Bạn nên suy nghĩ về việc bạn có thể làm để cải thiện tình huống và sau đó bắt tay ngay vào hành động. Thực tế, những người nhanh phục hồi thường làm việc để giải quyết vấn đề hơn là để cho sự tiêu cực khiến họ tê liệt. Chẳng hạn như, khi sếp yêu cầu bạn hỗ trợ phòng ban khác với công việc không đúng chuyên môn thì bạn có thể xem đó như là một cơ hội để khám phá ra những lựa chọn công việc khác. Về lâu dài, cách làm này sẽ giúp cho bạn đạt được những thăng tiến trong công việc.

Giữ kết nối với mọi người

Việc nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội như bạn bè, gia đình và người thân là vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, khi bạn phải trải qua một giai đoạn khó khăn, bạn không nên cắt đứt liên lạc với mọi người và tránh mặt họ. Ngược lại, bạn cần chấp nhận sự giúp đỡ từ những người quan tâm bạn bởi vì những người có khả năng hồi phục tốt thường có ít nhất một đến hai người mà họ có thể tin tưởng và tìm sự ủng hộ trong cuộc sống.

Giải tỏa căng thẳng

Bạn nên tìm ra những phương pháp giúp bạn bày tỏ cảm xúc cũng như giải tỏa sự căng thẳng. Các chuyên gia tâm lý khuyến nghị bạn nên thử các hoạt động sau đây để thư giãn:

  • Viết báo;
  • Vẽ tranh;
  • Suy ngẫm về cuộc sống;
  • Trò chuyện với bạn bè hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý.

Sống có mục đích

Vì bạn chỉ sống có một lần duy nhất nên hãy làm những điều có ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình. Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình như việc làm tình nguyện hoặc các công việc khác vì một lý do nào đó cũng góp phần khiến bạn thấy mạnh mẽ hơn. Cụ thể, những người mắc bệnh hiểm nghèo thường tham gia vào cuộc chạy ma-ra-tông hoặc đi bộ để gây quỹ cho những chương trình từ thiện vì sức khỏe và việc đấy khiến họ cảm thấy bản thân sống tốt hơn.

Tạo những thói quen tốt cho sức khỏe

Bạn có thể kiểm soát những khoảng thời gian căng thẳng tốt hơn nếu bạn bắt đầu những thói quen này ngay hôm nay:

  • Tập thể dục thường xuyên hơn;
  • Ăn uống điều độ;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi;
  • Theo nghiên cứu, những người có sức khỏe thể chất có xu hướng vượt qua những cú sốc tinh thần tốt hơn.

Tự tin vào bản thân

Bạn nên cảm thấy tự hào vào những khả năng của bản thân và những điều mà bạn đã đạt được để công nhận những điểm mạnh cá nhân.

Luôn vui vẻ

Óc hài hước luôn rất quan trọng đối với cuộc sống, nhất là trong những thời điểm khó khăn. Tiếng cười có thể giảm nhẹ sự căng thẳng và giúp bạn quản lý mọi thứ tốt nhất.

Luôn lạc quan

Một thế giới quan tích cực và nhiều hy vọng sẽ giúp bạn hồi phục sau nghịch cảnh dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn hãy nhớ rằng rất nhiều vấn đề mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống chỉ mang tính tạm thời và khi bạn vượt qua được chúng thì đấy chỉ còn là quá khứ.

Biết mở lòng

Tâm sự với những người khác cũng là một cách rất hữu hiệu để giúp bạn phục hồi. Theo các nhà nghiên cứu thì serotonin-một hợp chất có liên quan đến cảm giác vui sướng và khỏe mạnh-thường sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn khi con người chia sẻ với người khác. Ngoài ra, chất này cùng với các chất khác đi kèm có thể giúp tăng cường hệ tuần hoàn máu và cải thiện khả năng hồi phục đáng kể.

Tự chăm sóc bản thân

Sức khỏe tốt và một quá trình rèn luyện những thói quen tốt cho sức khỏe thường xuyên sẽ giúp cho bạn thiết lập một khả năng hồi phục nhanh chóng về mặt tinh thần cũng như thể chất. Nói tóm lại, những thói quen hàng ngày không chỉ đóng vai trò quyết định đối với sự phục hồi mà còn tác động rất nhiều đến sức khỏe. Ví dụ, khi bạn ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ và ít căng thẳng thì bạn rất ít khả năng bị tổn thương và hiếm khi gặp phải những thói quen có hại cho sức khỏe kéo theo những hậu quả không mong muốn.

Hi vọng rằng những biện pháp nêu trên sẽ giúp bạn cải thiện khả năng hồi phục hiệu quả và đem lại cho bạn một cuộc sống nhiều niềm vui hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!