Tư thế trong giao tiếp đứng hay ngồi đều có ảnh hưởng đến ấn tượng của đối phương về bạn. Nếu bạn muốn mở rộng mối quan hệ hay chinh phục một ai đó, một trong những điều đầu tiên bạn cần học chính là điều chỉnh lại các tư thế trong giao tiếp hàng ngày.
Bạn có biết ngôn ngữ chỉ góp phần nhỏ nhất (7%) trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ trở nên quan trọng nhất vì sở hữu đến 55%? Giao tiếp phi ngôn ngữ có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với giao tiếp bằng lời nói.
Dù bằng cách nào đi chăng nữa, giữ tư thế hợp lý trong giao tiếp cũng có sức ảnh hưởng đến thông điệp mà bạn muốn gửi gắm cho đối phương, phản ánh sự tương tác văn hóa và giúp bạn đạt được sự thỏa thuận thông qua các cuộc hội thoại.
Ngoài việc để ý đến các lời nói và biểu cảm khuôn mặt của đối phương, bạn còn phải biết cách giải mã những tư thế trong giao tiếp của họ và ý nghĩa của chúng. Khi có được kinh nghiệm đó, thật dễ dàng để có thể giúp bạn nhận biết bản thân cũng như người đối diện bằng dấu hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ.
Dưới đây là 4 lý do vì sao bạn nên áp dụng các tư thế trong giao tiếp để đạt hiệu quả hơn.
1. Tư thế ngồi trong giao tiếp tăng thêm giá trị cho lời nói
Tư thế trong giao tiếp có thể tăng thêm giá trị của những thông điệp lời nói mà bạn gửi gắm đến đối phương. Những tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ có thể được sử dụng để bổ sung, nhấn mạnh, thay thế hoặc thậm chí là mâu thuẫn với những gì bạn đang nói thông qua giao tiếp ngôn ngữ.
Tư thế ngồi là một phần quan trọng khi trò chuyện cùng các đồng nghiệp nơi công sở hoặc khi họp. Tư thế ngồi cũng phản ánh nhiều về tác phong của bạn đấy. Khi ngồi, bạn cần chú ý phải ngồi thẳng, không nên nghiêng sang phải hay sang trái, hai tay để lên đùi một cách tự nhiên.
• Đối với nữ: Bạn cần ngồi khép kín đùi, đặc biệt là khi mặc váy ngắn để thể hiện tác phong thanh lịch.
• Đối với nam: Bạn ngồi mở rộng đùi 10–20 cm, đây là cách ngồi phổ biến thể hiện sự cởi mở của nam giới.
Trong một số ngữ cảnh, dấu hiệu của giao tiếp phi ngôn ngữ còn có khả năng đưa ra cơ sở để chúng ta nên giải thích thông điệp như thế nào cho chính xác.
2. Tư thế trong giao tiếp giúp bạn mở rộng mối quan hệ
Sự khác biệt văn hóa giữa các nước trên thế giới có thể giải mã tín hiệu phi ngôn ngữ theo nhiều cách thức khác nhau, nhằm tạo ra sự cọ xát và trao đổi văn hóa. Việc sử dụng nhiều tư thế trong giao tiếp trong mỗi thông điệp có thể gây nhầm lẫn.
Không những thế, các yếu tố bên ngoài như giới tính, tính cách, tình trạng kinh tế xã hội và hoàn cảnh có thể khiến cho ý nghĩa đằng sau các tư thế giao tiếp thay đổi rất nhiều.
Tư thế trong giao tiếp có thể tác động mạnh mẽ đến thông điệp, nhưng khi được sử dụng bởi nhiều nhóm đối tượng không thống nhất, các dấu hiệu có thể gây nhầm lẫn và bị hiểu sai.
3. Tư thế đứng trong giao tiếp giúp bạn chuyên nghiệp hơn
Các tư thế đứng trong giao tiếp có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng của các mối quan hệ xung quanh bạn. Tư thế đứng trong giao tiếp được sử dụng phù hợp và chính xác sẽ khiến bạn trông chuyên nghiệp và được cấp trên đánh giá cao hơn.
Khi đứng, bạn nên ngẩng cao đầu, thót bụng, hai đùi mở ra để hai bàn chân rộng ngang hai vai và giữ lưng thật thẳng.
• Đối với nam: Bạn nên để ngón tay khép cong hờ, lòng bàn tay hướng vào trong.
• Đối với nữ: Nữ đứng hai chân khép lại thể hiện sự kín đáo và duyên dáng.
Các dấu hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ cũng giúp bạn đạt được khả năng giải mã cảm nhận và thông điệp của người khác mà họ không cần phải nói ra, từ đó tạo nên sự tín nhiệm, thể hiện sự hiểu biết và quan tâm của bản thân dành cho đối phương.
Nếu tư thế đứng trong giao tiếp thể hiện sự cởi mở, bạn hoàn toàn có thể làm chủ và cải thiện mối quan hệ với tất cả mọi người.
4. Giao tiếp bằng ánh mắt giúp làm chủ cuộc trò chuyện
Tư thế trong giao tiếp có ảnh hưởng đến cách bạn kết nối với người khác. Những cử chỉ này làm cho người khác biết rằng bạn biết lắng nghe và giúp họ nhận được những thông điệp của bạn. Các dấu hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm việc tương tác bằng ánh mắt và ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ.
Giao tiếp bằng ánh mắt thể hiện sự quan tâm và hứng thú của bạn khi mong muốn tiếp tục cuộc trò chuyện với đối phương. Vì thế, nếu bạn bỏ qua giao tiếp bằng ánh mắt, điều này nói lên thái độ thiếu tôn trọng của bạn đối với đối phương.
Không những thế, họ sẽ nghĩ rằng bạn không muốn tiếp túc trò chuyện với họ nữa. Ngoài ra, những điều chỉnh về tư thế hợp lý trong giao tiếp như ngồi thẳng người, hơi nghiêng người về phía đối phương hoặc đối diện trực tiếp với nhau sẽ thể hiện sự quan tâm và hứng thú của hai bên, từ đó cuộc trò chuyện có thể được tiếp tục.
Khi bạn khoanh hai tay ở tư thế phòng thủ hoặc đột nhiên cúi đầu, điều này thể hiện rằng bạn hoàn toàn không chấp nhận những gì đối phương vừa nói hoặc thậm chí là không hài lòng với cuộc trò chuyện.
Các tư thế trong giao tiếp có thể ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ của bạn. Vì thế, bạn nên học cách giải mã những thông điệp thông qua dấu hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ để cải thiện các mối quan hệ theo chiều hướng tốt đẹp hơn, từ đó làm tăng sự ăn ý của đôi bên và nhận được kết quả tích cực hơn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 8 cách giúp bạn không bị kiểm soát trong giao tiếp
- 5 cách giúp bạn xua tan chứng sợ giao tiếp xã hội
- Trò chuyện với bé yêu là bí quyết giúp con mở rộng vốn từ và giao tiếp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!