1. Không nhượng bộ
Việc trẻ có duy trì thói quen ăn vạ hay không chủ yếu phụ thuộc vào cách phản ứng của bố mẹ với hành động đó. Nếu như bố mẹ dùng những thứ mà trẻ thích để xoa dịu hành động của trẻ thì ở những lẫn tiếp theo, trẻ sẽ lặp lại như là một cách nhằm đạt được những gì mong muốn.
Chẳng hạn như khi bố mẹ dẫn trẻ đi chơi hay vào siêu thị và trẻ khóc lóc, vòi vĩnh thứ này thứ kia. Nếu bố mẹ nhanh chóng đáp ứng đòi hỏi của trẻ vì không muốn trẻ tiếp tục làm ồn nơi đông người thì chắc chắn trẻ sẽ tiếp tục ăn vạ như thế.
Bố mẹ tuyệt đối không nhượng bộ với màn ăn vạ của trẻ. (Ảnh minh họa)
2. Khi trẻ ăn vạ, cố gắng xử lý ở nơi ít người nhất có thể
Với nhiều đứa trẻ, khi càng ở chỗ đông người thì chúng lại càng khóc lóc hay giãy nảy ra để ăn vạ hơn. Lý do là bố mẹ sẽ ngại gây ồn hoặc ngại người khác chỉ trỏ mà nhanh chóng thỏa hiệp với trẻ. Không chỉ có thế, sự tác động của người ngoài cũng là một trong những nguyên nhân để trẻ có tiếp tục ăn vạ nữa hay không.
Vì vậy, nếu đang ở chỗ công cộng hay nơi đông người, bố mẹ hãy tìm một chỗ riêng tư hơn như góc khuất hay nhà vệ sinh để nói chuyện với trẻ và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên cũng có những lúc bố mẹ không còn sự lựa chọn nào khác thì đành phải chấp nhận việc xử lý cơn tức giận của trẻ giữa rất nhiều người.
3. Chỉ nói chuyện khi trẻ đã bình tĩnh
Chỉ nói chuyện khi trẻ đã bình tĩnh. (Ảnh minh họa)
Nguyên tắc này không chỉ được áp dụng cho những cơn tức giận của người lớn mà còn hiệu quả với cả trẻ con. Khi trẻ đang ở giữa cơn tức giận, bố mẹ đừng đưa ra bất kỳ lý do hay lời luận tội nào vì lúc này có nói nhiều đến mấy trẻ cũng sẽ không để tâm. Chỉ đến lúc trẻ đã làm chủ được cảm xúc thì bố mẹ mới nên răn dạy và thiết lập các giới hạn cho hành vi của trẻ.
4. Phân tán sự chú ý của trẻ khỏi cơn tức giận
Khi trẻ bắt đầu khóc và bắt đầu có những hành vi ăn vạ như giãy nảy, dậm chân, la hét... bố mẹ có thể lựa chọn một trong những cách sau đây để phân tán sự tập trung của trẻ vào cơn tức giận:
- Cách ly trẻ ra khỏi hoàn cảnh khiến chúng ăn vạ. Nếu đang ở nhà thì bố mẹ có thể cho trẻ về phòng riêng hoặc ở một mình đều được.
- Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Việc này chỉ mang tính tạm thời để trẻ quên mất việc đang cáu giận chứ không có tác dụng giải quyết vấn đề. Vì vậy bố mẹ vẫn cần phải tìm cách giải quyết vấn đề sau đó.
- Hãy rủ trẻ cùng làm việc gì đó hoặc đi đâu đó. Quãng đường đi hoặc quá trình làm việc sẽ giúp trẻ bình tĩnh trở lại và bố mẹ có thể nói chuyện với trẻ sau đó.
Nhiều khi việc khóc lóc và ăn vạ đơn giản chỉ là vì trẻ chưa biết cách diễn đạt mong muốn của mình. (Ảnh minh họa)
- Kể chuyện. Đương nhiên câu chuyện sẽ liên quan đến hành vi ăn vạ của trẻ nhưng chủ thể lại là một con thú hay một nhân vật hoạt hình nào đó mà trẻ ưa thích. Lối kể sinh động này sẽ giúp trẻ hiểu ra mình đang làm gì và vô lý như thế nào.
- Cùng trẻ vuốt ve thú cưng. Trong khi bố mẹ nói chuyện và giải quyết vấn đề thì hãy để trẻ vuốt ve thú cưng. Hành động này sẽ giúp trẻ quản lý cảm xúc của mình để bình tĩnh nói chuyện với bố mẹ.
- Đề nghị trẻ thay việc khóc lóc và gào thét bằng lời nói mạch lạc, rõ ràng. Với trẻ 2-3 tuổi, nhiều khi việc khóc lóc và ăn vạ đơn giản chỉ là vì trẻ chưa biết cách diễn đạt mong muốn của mình. Vì vậy bố mẹ hãy yêu cầu trẻ nín khóc và thay vào đó là kể lại bằng lời nói suy nghĩ của trẻ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!