Khi mô tả sức khỏe của một người, chúng ta thường quen nghe từ 'săn chắc' hoặc 'rắn rỏi' ít khi nghe nói đến từ 'mềm'. Nhưng bạn có biết rằng 'cứng' không phải lúc nào cũng là đại diện cho một sức khỏe tốt, thậm chí đôi khi đó còn là 'kẻ thù' của sức khỏe.
1, Mạch máu phải 'mềm' thì mới khỏe
Tại sao mạch máu 'cứng'- bị xơ cứng động mạch lại nguy hiểm?
Nói về bệnh xơ vữa động mạch, mọi người chắc không còn ai cảm thấy xa lạ. Nó giống như một 'kẻ giết người' tiềm ẩn nằm trong các mạch máu, liên quan đến bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thiếu máu cục bộ và các bệnh thận mãn tính.
Khi bạn thường xuyên ăn uống dư thừa với quá nhiều dinh dưỡng, máu sẽ đặc quánh lại như cháo xay nhuyễn, và hiện tượng máu bám vào thành mạch máu như bức tường sẽ xảy ra, khiến các mạch máu vốn mềm và đàn hồi tốt ban đầu bị thu hẹp, lưu lượng vận động của máu trở nên khó khăn.
Các chất cặn bã bám vào thành mạch máu sau đó bắt đầu trở nên giòn và cứng. Khi huyết áp tăng, mảng xơ cứng đó có thể sụp đổ và gây ra hiện tượng giống như vật cản chặn đường ống thoát nước, có thể gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu khác nhau, đe dọa đến tính mạng.
Làm thế nào để mạch máu trở nên mềm hơn?
1- Quản lý thật chặt chẽ việc ăn uống
Bữa ăn nào cũng quá nhiều thịt cá sẽ dẫn đến mạch máu dễ bị tắc. Các món ăn trong nhà hàng hay tiệm ăn hầu hết được nấu với công thức 'dầu cao, muối cao, đường cao' và 'nhiều nước sốt, nhiều gia vị', thường xuyên đi ăn nhà hàng hoặc mua thực phẩm chế biến sẵn sẽ không phải là cách ăn uống lành mạnh.
2-Tránh hút thuốc
Nếu hút hai gói thuốc lá mỗi ngày, các mạch máu có thể bị 'nhiễm độc'. Các nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng hút hơn 20 điếu thuốc mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành từ 2 đến 3 lần.
3-Phòng ngừa các bệnh mạn tính
Huyết áp cao và tiểu đường là căn bệnh có thể kéo theo bệnh tim mạch và mạch máu não. Tăng huyết áp không triệu chứng hoặc không kiểm soát được là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về mạch máu, lượng đường trong máu cao không chỉ gây nguy hiểm cho vi mạch, mà còn gây ra bệnh mạch máu khác nhau.
4- Tăng cường vận động
Chúng ta đều biết rằng, ngồi nhiều, ít vận động là một trong những vấn đề ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
Ít vận động thì chất thải hay còn gọi là cặn trong mạch máu sẽ nhiều hơn. Tập thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng đúng cách sẽ tốt cho mạch máu.
2, Gan khỏe là phải 'mềm': Chăm sóc gan đúng cách phải bắt đầu từ sự hiểu biết
Gan là cơ quan trao đổi chất lớn nhất của cơ thể. Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đòi hỏi gan phải tổng hợp và phân hủy. Thống kê ở Trung Quốc cho thấy, cứ 12 người thì có 1 người bị bệnh gan.
Làm sao để gan luôn 'mềm'? Hãy chú ý các gợi ý sau đây.
1-Tâm trạng xấu có thể làm tổn thương gan
Bốc hỏa, nổi nóng có thể gây tổn thương gan, trầm cảm, u uất đau buồn cũng có thể gây suy nhược khí trong gan.
Tốc độ của cuộc sống hiện đại ngày nay rất nhanh và áp lực công việc cao khiến cho nhiều người thiếu thời gian để tập thể dục và khó để tìm thấy một kênh giải trí nào giúp họ 'thông' tâm trí.
Nhiều người dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực kèm với thói quen ăn uống, lối sống thiếu khoa học có thể làm hỏng chức năng gan.
2- Nên làm việc và nghỉ ngơi đúng giờ
Khi bạn dành thời gian nằm và nghỉ ngơi, lưu lượng máu vào gan cao hơn nhiều lần so với khi đứng, điều này có lợi cho việc tăng cường chức năng tế bào gan và cải thiện khả năng giải độc.
Theo quan niệm của Y học truyền thống Trung Quốc, khung thời gian từ 1-3 giờ sáng là thời gian 'làm nhiệm vụ' của kinh tuyến gan và đây là thời điểm tốt nhất để dưỡng gan. Do đó, hãy cố gắng ngủ sâu giấc vào khung giờ này, tuyệt đối không nên thức xuyên đêm.
3- Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục trong 30 phút mỗi ngày có thể ngăn ngừa sự tích tụ chất béo quá mức và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ.
3, Cổ phải 'mềm' thì cơ thể mới khỏe mạnh: Khi cổ bị cứng, hãy chú ý đến tư thế
Xung quanh chúng ta, 'gia đình cúi đầu' là một hình ảnh vô cùng phổ biến vì cả nhà ai cũng cầm điện thoại di động và máy tính bảng sử dụng với tần suất cao trong ngày. Cúi đầu trong thời gian dài có thể gây căng cơ và đau cổ, có thể gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Lý do nói rằng, cổ càng phải 'mềm' càng khỏe mạnh chính là yêu cầu nhắc nhở bạn đừng để cổ của mình bị cứng lại.
Tư thế ngồi đúng: Duy trì tư thế ngồi bình thường, vai mở rộng về phía sau và cột sống thẳng.
Vận động cổ: Xoay cổ cứ sau hai giờ một lần.
Ngửa cổ nhìn lên: Tránh nhìn vào màn hình máy tính hay điện thoại của bạn trong một thời gian dài hoặc nhìn xuống. Thay vào đó, thi thoảng hãy nhìn lên.
Tư thế ngủ: Chọn gối phù hợp cho giấc ngủ của bạn, tốt nhất nên chọn loại gối có độ mềm phù hợp, cao ngang với vai.
Tránh chấn thương: Không nâng vật nặng đột ngột, và quay đầu lại phía sau chú ý phải nhẹ nhàng.
Khi bị cứng vùng cơ cơ lưng, có thể áp dụng cách xoa bóp, mát xa.
4, Vùng lưng eo cần phải càng 'mềm' càng khỏe mạnh
Làm việc tại bàn liền tù tì nhiều giờ, ngồi lâu trong một tư thế… sẽ khiến cho lưng của bạn mệt mỏi, rã rời, thậm chí đau nhức, lâu dần sẽ sinh bệnh. Thực ra, có nhiều tư thế vô tình trong cuộc sống sẽ làm tăng gánh nặng lên vùng lưng của bạn.
Một vài lời nhắc giúp bạn nâng cao sức khỏe của lưng và cột sống.
1- Bài tập thể dục: Có rất nhiều động tác thể dục giúp bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi vùng vưng, ví dụ như nằm ngửa, ôm gối vào chạm ngực rồi lăn, lắc người để toàn vùng lưng thư giãn, hoặc có thể vặn người tư thế chim yến bay, các bài tập uốn gập lưng…
2- Đi thụt lùi: Nói chung, các bài tập tốt cho lưng thì có rất nhiều, bạn có thể tùy ý chọn lựa để tập thể dục mỗi ngày. Bài tập gợi ý là đi thụt lùi 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 20 phút. Giữ ngực thẳng trong khi tập và nâng đùi ra sau càng xa càng tốt.
3- Massage thắt lưng: Tăng cường lưu thông máu ở thắt lưng, tăng cường sức mạnh của lưng dưới và giảm sự tái phát của chứng đau vùng thắt lưng.
4- Chọn loại đệm giường cứng hơn một chút, không nên dùng loại đệm quá mềm.
5, Vùng khớp trên toàn bộ cơ thể, càng 'mềm' càng khỏe mạnh
Khớp là điểm kết nối giữa các xương. Một khi khớp gặp vấn đề, khả năng vận động của mọi người sẽ bị hạn chế, và thậm chí những người cao tuổi có nguy cơ cao hơn, không thể đi lại hay vận động nếu như khớp bị cứng lại, có vấn đề.
Bệnh nhân bị khớp kém sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến hệ tim mạch, hệ hô hấp và hệ cơ xương. Những người già đã nằm liệt giường trong một thời gian dài do bệnh khớp cũng có thể gây ra bệnh loãng xương, lở loét và các bệnh về tiêu hóa.
Làm sao để chúng ta có thể làm cho các khớp trở nên 'mềm' hơn? Có 5 thứ mà khớp của chúng ta sợ, bạn cần cố gắng quan tâm càng sớm càng tốt.
1- Khớp sợ lão hóa
Cùng với sự gia tăng tuổi tác, sụn của con người bị thiếu chất dinh dưỡng, các chất vô cơ trong xương tăng lên, độ đàn hồi và độ dẻo dai của xương bị giảm và dễ gây ra các bệnh thoái hóa của sụn khớp.
2- Khớp sợ béo
Tăng cân cũng sẽ làm tăng áp lực lên các khớp của chi dưới, gây ra những thay đổi về tư thế và dáng đi, thay đổi cơ chế sinh học của khớp và đầu gối, có thể gây ra các vấn đề lệch khớp gối ra ngoài hoặc vào trong, hiện tượng này thường được gọi là chân hình 'O' hoặc 'X' .
3-Khớp sợ chấn thương
Trong quá trình chơi thể thao và du lịch, hay trong đời sống thường ngày, nếu chấn thương cấp tính xảy ra, hãy nhớ đến bệnh viện để điều trị kịp thời để tránh di chứng.
Nếu không được điều trị kịp thời hoặc không nghỉ ngơi đầy đủ, rất dễ để lại di chứng lâu dài, ví dụ như bệnh đi khập khiễng theo thói quen.
4-Khớp sợ bạn làm việc quá sức
Nếu khớp được sử dụng để làm một việc gì đó quá mạnh, nó sẽ dễ dàng gây ra sự mài mòn cơ học và làm hỏng sụn.
Thường xuyên leo núi và leo cầu thang rất có hại cho khớp. Chúng tôi khuyên bạn thường tập thể dục thông qua chạy bộ và bơi lội mà không làm hỏng khớp.
5- Khớp sợ lạnh
Khớp bị nhiễm lạnh có thể gây đau và có thể gây cứng khớp.
*Theo Health/TT
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!