Đồ uống quá nóng
Bạn tuyệt đối không nên dùng đồ uống quá nóng.
Một số người thích uống nước nóng hoặc trà nóng. Thực tế, nước nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản mỏng manh và dễ vỡ của chúng ta. Sau khi bị kích thích nhiều lần, các tế bào của niêm mạc sẽ tăng sinh và dày lên để chống lại sự kích thích của nước nóng, khiến chúng ngày càng ít nhạy cảm, lâu dần sẽ biến đổi thành ung thư.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước nóng trên 65°C có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản. Do đó, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê đồ uống nóng trên 65°C là chất gây ung thư loại 2A. Vượt quá nhiệt độ này, cho dù đó là nước thường, trà, sữa, cà phê hay thực phẩm nóng, đều có nguy cơ gây ung thư thực quản. Thức ăn quá nóng cũng sẽ làm hỏng các tế bào màng nhầy của miệng và dạ dày, vì vậy kiến nghị mọi người nên chú ý, cần phải làm nguội bớt thực phẩm mới đưa lên miệng.
Đồ uống có đường
Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà nghiên cứu Pháp chỉ ra rằng đồ uống có lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nghiên cứu cho thấy rằng uống hơn 100ml đồ uống có đường hàng ngày làm tăng nguy cơ ung thư tổng thể lên 18% và nguy cơ ung thư vú lên 22%.
Những người thường xuyên uống đồ uống có nhiều đường sẽ có nhiều chất gây viêm trong máu, bao gồm một chất đánh dấu gọi là protein phản ứng C. Đường kích thích sản xuất axit béo tự do trong gan. Khi cơ thể tiêu hóa các axit béo tự do này, các hợp chất tạo ra có thể kích hoạt các quá trình viêm.
Đồ uống có nhiều đường ảnh hưởng lâu dài đối với cơ thể, bao gồm làm tăng nguy cơ viêm mãn tính, béo phì, tiểu đường và sâu răng. Sucrose và fructose có thể dẫn đến sự hình thành mảng bám trên răng khiến vi khuẩn trong miệng phát triển và ăn mòn men răng.
Đồ uống có đường chứa rất nhiều calo nhưng không cho cảm giác no. Sự gia tăng đột ngột về lượng calo này có thể dẫn đến tăng cân. Thay vào đó, nguồn năng lượng từ thực phẩm làm cho ta cảm thấy no hơn và hạn chế việc ăn quá nhiều.
Nước rau quả smoothies đóng chai
Chúng được quảng cáo là '100% tự nhiên' nhưng các nhà khoa học lo ngại rằng chúng là loại 'nước ngọt' mới, làm tăng lượng đường con người hấp thụ.
Đường từ trái cây được tập trung nồng độ cao trong loại nước này cũng có tác hại như đường thẻ. Khi ăn trái cây, ta hấp thu được cả chất xơ để chuyển hóa đường, tạo cảm giác no. Nhưng nước rau trái này không có chất xơ và có thể khiến chúng ta đói hơn, thậm chí chúng có thể còn chứa chất làm ngọt đậm đặc.
Nước uống đóng chai nhiều mùi hương
Các loại nước này thường được coi là lành mạnh hơn nước ngọt. Tuy nhiên, chúng cũng chứa nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo như aspartame, hương liệu hóa học và màu thực phẩm.
Sữa đậu chế biến thêm hương liệu
Các loại sữa thực vật từ đậu như sữa đậu nành, khi được chế biến, đóng chai thường đi kèm với nhiều đường và hương liệu. Ví dụ như sữa hạnh nhân có vị vanilla có khoảng 13 g đường, gấp đôi sữa tự nhiên.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!