5 mẹo tránh chấn thương khi tập máy căng cơ rowing

Sức khỏe nam giới - 04/19/2024

Hello Bacsi - Cùng tìm hiểu về máy tập căng cơ rowing cùng những nguy cơ chấn thương khi tập máy căng cơ rowing và bí quyết ngăn ngừa chấn thương khi tập.

Tập luyện bằng máy tập căng cơ (rowing) cùng động tác chèo thuyền đặc trưng đang rất được ưa chuộng tại phòng tập gym và phổ biến mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Động tác tưởng chừng như vô cùng đơn giản này lại có thể đốt nhiều calo hơn cả tưởng tượng của bạn. Nhờ hiệu quả tuyệt vời mà động tác chèo thuyền mà máy rowing trở thành thiết bị yêu thích của các tín đồ tập gym. Tuy nhiên, tập luyện bằng loại máy này lại tiềm ẩn những nguy cơ gây chấn thương nghiêm trọng cho cơ thể.

Nguy cơ chấn thương khi tập máy căng cơ rowing

Loại máy tập này hoạt động theo cơ chế minh họa động tác của các vận động viên chèo thuyền. Trong đó, các vận động viên sẽ cố định chân vào đuôi thuyền, tay, chân và thân người sẽ tuần tự co lại và duỗi thẳng cùng sự di chuyển của mái chèo.

Khi đó, áp lực lớn và liên tục ở cổ tay, cẳng tay, lồng ngực, đầu gối và cột sống thắt lưng là nguyên nhân dẫn đến chấn thương những bộ phận cơ thể này khi tập động tác rowing.

Cách khắc phục những chấn thương khi tập máy rowing

Chấn thương ghi tập luyện có thể xảy ra với bất kì ai. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây để ngăn ngừa xảy đến với mình.

1. Sử dụng máy rowing đúng cách

Bạn hãy chắc chắn rằng chân mình được đặt đúng độ cao cần thiết chứ không phải theo độ cao của người đã sử dụng máy trước đó đã cài đặt. Ngoài ra, chân bạn cần đặt đủ thấp sao cho phần nách của bạn nằm phía trên đầu gối khi bạn đổi tay sau mỗi lượt chèo. Bạn cũng có thể thay đổi phần lực tác động của máy để máy trở nên nhẹ nhàng, dễ sử dụng hơn.

2. Tập đúng động tác

Điều quan trọng nhất là bạn cần ghi nhớ trình tự động tác. Hãy luôn kết hợp tay và chân trong khi chèo lên và chèo ngược lại. Một lỗi gây chấn thương rất phổ biến ở người tập máy rowing là co đầu gối trước khi đưa tay ra sau mỗi lần bạn co người để kết thúc động tác. Ngoài ra, bạn cần nhớ rằng bản chất của động tác chèo thuyền là dựa trên một môn thể thao để tập luyện chân nhé!

3. Cường độ luyện tập

Hãy nhớ rằng kĩ thuật là điều bạn cần ưu tiên hơn cả chứ không phải cường độ luyện tập. Hãy luyện tập ở cường độ phù hợp với bản thân. Nói một cách đơn giản, hãy luyện tập ở mức độ mà cơ thể và sức lực của bạn có thể đảm đương được.

4. Hãy tập luyện phù hợp với sức khỏe của bạn

Cho dù bạn đang luyện tập để tăng cường sức bền hay tốc độ của bản thân, hãy lựa chọn cách tập luyện phù hợp nhất với bản thân và mục đích mà bạn đang hướng đến. Đừng cố gắng kéo tay hết sức để tăng hiệu quả của mỗi lượt, điều này sẽ khiến bạn đối mặt với nguy cơ tổn thương lưng dưới.

5. Đừng quá nôn nóng

Thông thường, một người mới tập cần khởi động trong 5 phút trước khi tập và thực hiện những động tác điều hòa thư giãn trong 5 phút sau khi tập. Đồng thời, chỉ nên sử dụng máy trong khoảng 15 phút. Nếu như kỹ thuật và thời gian của bạn đã tăng lên, bạn có thể tập tối đa trong 30 phút. Ngoài ra, bạn nên tập với cường độ ổn định và vừa phải.

Hầu hết các chấn thương khi luyện tập đều xảy ra khi bạn làm sai động tác và lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc bạn cố tập quá sức với mong muốn tối đa hiệu quả. Vì vậy, bạn nên chú ý luyện tập theo đúng kĩ thuật, tốt nhất bạn nên nhìn vào gương khi tập luyện hoặc nhờ huấn luyện viên chỉnh sửa khi sai sót.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết liên quan sau đây:

  • Bất ngờ với bí mật giúp tập thể dục hiệu quả
  • Các bài tập luyện đốt calo và tăng cơ hiệu quả
  • 10 bí quyết tập luyện để tăng cơ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!