5 ngộ nhận về điều trị chứng tăng động cho trẻ

Làm mẹ - 03/29/2024

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý - ADHD không tồn tại... là 1 trong số những ngộ nhận thường gặp nhất về bệnh này ở trẻ.

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý - ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại rất nhiều ngộ nhận về việc điều trị cho trẻ mắc ADHD.

Không tồn tại chứng ADHD

Đây là ngộ nhận đầu tiên và thường gặp nhất trong việc điều trị cho trẻ. Nhiều phụ huynh và cả giáo viên phủ nhận sự tồn tại của ADHD, và cho rằng những biểu hiện tăng động, cáu bẳn, luôn lơ đãng, không tập trung… là do trẻ được nuông chiều, hoặc do các tác nhân khác như thị lực yếu hay tâm lý.

ADHD là rối loạn có thật đã được công nhận từ năm 1998. Trẻ mắc ADHD được ghi nhận có sự khiếm khuyết trong trung ương thần kinh khiến không thể tập trung và tỏ ra hiếu động quá mức.

ADHD chỉ tồn tại khi trẻ còn nhỏ, sẽ tự hết khi trưởng thành

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng các triệu chứng tăng động sẽ hết khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành. Sự thực là có tới khoảng 65% trẻ bị ADHD tiếp tục trải qua rối loạn này ở thời kỳ trưởng thành, gặp khó khăn về nghề nghiệp, dễ bị kích thích, tính tình ngang bướng, cục cằn, lập dị...

Do vậy, việc phát hiện và điều trị sớm rối loạn ADHD rất cần thiết.

5 ngộ nhận về điều trị chứng tăng động cho trẻ

Tới 65% trẻ bị ADHD tiếp tục trải qua rối loạn này ở thời kỳ trưởng thành

Trẻ mắc ADHD là những trẻ thiểu năng, cần chữa trị trong môi trường riêng

Ngộ nhận này cũng là lý do khiến không ít cha mẹ phủ nhận việc con mình mắc ADHD. Thực tế, trẻ mắc ADHD không kém trí thông minh. Nhiều em còn có chỉ số IQ rất cao.

Vấn đề của trẻ mắc ADHD là các em không thể tập trung để ổn định hành vi của mình do vậy dẫn đến kết quả học tập kém, không thể tập trung để hoàn tất công việc cần thiết.

Do đó, các em cần được chữa trị để có thể hòa nhập tốt với gia đình, xã hội.

ADHD chỉ cần điều trị tâm lý là đủ, không cần phải dùng thuốc

ADHD không ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của trẻ, nên cha mẹ vẫn có quyền quyết định có sử dụng thuốc kèm theo các phương pháp điều trị tâm lý hay không sau khi được tư vấn.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết, cách điều trị tốt nhất hiện nay là phối hợp trị liệu điều chỉnh hành vi cùng với sử dụng thuốc.

Cha mẹ có thể tự thay đổi phác đồ điều trị cho trẻ

Điều trị cho trẻ mắc ADHD là quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì. Nhiều phụ huynh thấy bệnh tình trẻ thuyên giảm mà tự ý dừng điều trị, hoặc thấy trẻ có tiến triển chậm mà tự ý chuyển sang phác đồ điều trị khác.

5 ngộ nhận về điều trị chứng tăng động cho trẻ

Tự ý thay đổi phác đồ điều trị có thể gây hại cho trẻ

Điều này không giúp ích mà ngược lại thường đem đến những tác hại gấp nhiều lần cho trẻ. Quá trình điều trị gián đoạn có thể khiến bệnh của trẻ càng nặng thêm.

Là những người thân thuộc nhất của trẻ, cha mẹ cần tỉnh táo, hiểu biết, đặc biệt là kiên trì và hợp tác với bác sĩ để quá trình điều trị cho trẻ thuận lợi, giúp trẻ mau chóng hòa nhập với xã hội và phát triển khỏe mạnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!