Khoảng cách giữa các bữa ăn là 4-6 giờ
Khoảng cách giữa các bữa ăn là từ 4 - 6 tiếng.
Giờ ăn có ảnh hưởng rất nhiều đến đường tiêu hóa. Khoảng cách giữa hai bữa ăn quá dài hoặc quá ngắn sẽ gây khó chịu cho dạ dày.
Nếu khoảng thời gian quá ngắn, gánh nặng tiêu hóa sẽ tăng lên; nếu khoảng thời gian quá dài, bạn sẽ cảm thấy bị đói mệt. Trong dạ dày không có thức ăn, axit dịch vị sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây viêm loét dạ dày.
Để đảm bảo ruột và dạ dày hoạt động tốt, thời gian giữa các bữa ăn tốt nhất là 4-6 giờ.
Không đi ngủ ngay sau bữa ăn
Nằm sau khi ăn có thể khiến khí huyết ngưng tụ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, tới tuổi trung niên, chức năng tiêu hóa của cơ thể không còn tốt như trước. Nếu bạn đi ngủ ngay sau bữa ăn, thức ăn có thể bị trào ngược, dịch vị gây kích thích thực quản, hại cho đường tiêu hóa.
Ăn thực phẩm ở trạng thái tự nhiên nhất có thể
Thực phẩm ở trạng thái tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng và lượng vi chất này mất đi đáng kể qua quá trình chế biến. Hấp và nướng giúp bảo quản lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn tốt nhất. Một cách tuyệt vời để duy trì sức khỏe là ăn 3-5 phần rau sống và trái cây mỗi ngày một cách điều độ.
Sống lành mạnh
Một tuổi thọ dài và ít bệnh tật là hệ quả tất yếu của lối sống lành mạnh từng ngày. Tránh xa thuốc lá, rượu và khéo léo từ chối những lời mời mọc, tiệc tùng. Một tuổi thọ dài và ít bệnh tật là hệ quả tất yếu của lối sống lành mạnh từng ngày.
Tập thể dục
Tập thể dục là điều kiện cần cho một sức khỏe dẻo dai. Trên thực tế, lối sống ít vận động kéo theo bệnh tim mạch, tiểu đường và các rối loạn khác. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thêm 15 phút vận động mỗi ngày sẽ kéo dài 3 năm tuổi thọ.
Cuộc sống bận rộn nên cần lồng ghép vận động vào sinh hoạt hằng ngày như leo cầu thang bộ, dẫn chó đi dạo công viên.
Có những người bạn thực sự thân thiết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!