5 vấn đề thường gặp ở sinh viên năm nhất

Sống Khỏe - 11/24/2024

Trở thành sinh viên đại học vừa thú vị nhưng cũng đầy áp lực và cạm bẫy. Phu huynh cần phải hiểu và quan tâm để hỗ trợ con mình về tinh thần.

Sau những niềm vui sướng tột cùng khi nhận trên tay giấy báo nhập học, cũng đã đến lúc bạn chuẩn bị bước vào một chặng đường đầy cam go và thử thách.  Xen lẫn với niềm vui sướng ấy là cảm xúc lo lắng cùng với không ít hoang mang về chuỗi ngày xa gia đình. Hello Bacsi xin chia sẻ một số thay đổi phổ biến và vấn đề mà các tân sinh viên thường để giúp bạn vượt qua bước ngoặt khó khăn này.

Căng thẳng vào những ngày đầu làm tân sinh viên

Việc trở thành sinh viên lần đầu tiên sống xa nhà có thể khiến bạn lo âu, trầm cảm và tách biệt với mọi người. Những cảm giác này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Việc thường xuyên bị căng thẳng và áp lực vì có quá nhiều thứ lần đầu tiên phải làm mà bạn thật sự không biết giải quyết thế nào.

Sinh viên năm nhất thường đối mặt với căng thẳng về những vấn đề như rối loạn giấc ngủ, điểm số hay những vấn đề khác ảnh hưởng đến đời sống tinh thần. Việc ăn uống không đủ dinh dưỡng đi kèm với việc tập luyện không thường xuyên có thể gây ra vấn đề về sức khỏe vì nó làm cơ thể suy yếu, khó có thể chịu được căng thẳng. Những yếu tố này luôn đi kèm với nhau gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Dễ rơi vào vòng lẩn quẩn của mối quan hệ tình cảm

Phần lớn học sinh trung học ít quan tâm đến vấn đề quan hệ tình cảm. Tuy nhiên khi lên đại học, nhiều sinh viên có xu hướng bắt đầu quan hệ tình cảm, thậm chí là quan hệ tình dục. Vì vậy, đây là lúc bạn cần hiểu chính xác thế nào là quan hệ tình dục an toàn. Bạn nên chủ động chia sẻ với bố mẹ, người thân, hoặc đơn giản là một người có nhiều kinh nghiệm hoặc chuyên môn về sức khỏe giới tính, đồng thời chủ động tìm hiểu trên mạng những vấn đề về quan hệ tình dục, thuốc, rượu, các mối quan hệ và cách phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Sử dụng ma túy hoặc các chất gây nghiện và uống rượu bia trong trường

Hiện nay, sinh viên đại học đang có xu hướng sử dụng nhiều thuốc, các chất gây nghiện hoặc uống nhiều rượu bia, thậm chí việc tiêu thụ những chất này ở sinh viên còn nhiều hơn người lớn. Đôi khi, những vấp ngã đầu đời khi sống xa nhà sẽ khiến bạn dễ sa vào việc sử dụng rượu bia, các chất gây nghiện và có thể dẫn tới nghiện ngập.

Đối với sinh viên năm nhất, đi học xa nhà có thể là lần đầu tiên bạn phải sống xa gia đình và tự xoay xở giải quyết mọi chuyện, không còn phụ thuộc vào bố mẹ. Chắc hẳn bạn sẽ trải qua cảm giác nhớ nhà hoặc cảm giác lần đầu tiên đối mặt với những thách thức, điều này sẽ khiến cho tháng đầu của tân sinh viên  khó khăn hơn. Tuy nhiên, đây là điều bình thường mà hầu hết sinh viên năm nhất đều phải trải qua, nó sẽ giúp bạn phát triển và trưởng thành hơn.

Khi tâm trạng xuống dốc, buồn bã hoặc thất vọng hoặc mất đi niềm yêu thích đối với điều gì đó, cảm thấy ăn uống không ngon miệng hoặc những thay đổi về giấc ngủ, bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Bạn nên chia sẻ những cảm xúc, áp lực mà bạn phải trải qua cho người thân, bạn bè, thầy cô, người giám sát nơi bạn đang sống.

Không kiểm soát cân nặng

Những buổi tiệc nhẹ chào mừng bạn mới hay cuộc hẹn với bạn cũ sẽ là lý do thích đáng khiến bạn tăng cân chóng mặt. Việc ăn uống thất  thường hoặc ăn vào buổi tối sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng khoảng 0,5-1 kg trong học kì đầu tiên. Mặc dù không hẳn tất cả sinh viên đều có tình trạng này nhưng dường như các sinh viên ngày càng có thói quen ăn uống không lành mạnh và ít tập thể dục hơn.

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì việc tăng cân là một phần của sự phát triển. Đây cũng là lần đầu tiên bạn chịu trách nhiệm đối với những thực phẩm tự lựa chọn. Hãy đọc sách báo, tìm hiểu trên mạng về cách ăn uống đúng, an toàn cho sức khỏe để không mắc phải chứng rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn không kiểm soát. Ngoài ra, bạn nên quan tâm đến việc chọn lựa những địa điểm ăn uống sạch sẽ hoặc nếu có thể thì nên chủ động nấu nướng, đi chợ để bảo đảm sức khỏe của chính mình.

Giấu hết mọi lo lắng với người thân

Nhiều sinh viên năm nhất không muốn chia sẻ bất cứ điều gì với bố mẹ, anh chị em vì muốn có sự độc lập, hoặc sợ mọi người lo lắng cho mình. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn, bạn nên nhớ không ai cho bạn lời khuyên chân thành như người thân của mình. Bạn nên thảo luận để xin hỗ trợ về mặt tinh thần hoặc định hướng cho cuộc sống, việc học tập trước mắt, hoặc cách vượt qua khó khăn, thử thách trong đời sinh viên 4 năm mà bạn đang bước vào.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết liên quan sau đây:

  • Cảnh báo nguy cơ về bệnh trầm cảm ở sinh viên
  • Giới trẻ hãy đứng lên và vận động

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!