Chỉ có điều chúng ta lưu ý tránh mắc phải 6 sai lầm dưới đây kẻo tác dụng tốt biến thành xấu lúc nào không hay.
1. Ngủ muộn nhưng thức dậy quá sớm
Nếu đêm qua 12h mới ngủ, sáng 4 giờ đã dậy tập thể dục thì thời gian cho cơ thể phục hồi bị giảm bớt nên cả ngày bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và hoạt động thiếu hiệu quả. Do đó, nếu bạn muốn tập thể dục buổi sáng thì không nên thức quá khuya. Và nếu buổi sáng quá bận thì thay vì thức dậy quá sớm thì chúng ta hoàn toàn có thể dời lịch tập sau 5h chiều để tốt hơn cho sức khỏe .
2. Ăn quá no trước khi tập
Trước khi tập thể dục mà ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày căng gây trở ngại cho quá trình tập. Hơn nữa, trong lúc tập, máu lại phải chảy về các cơ quan để hỗ trợ cho các bài tập thể lực. Từ đó dạ dày không đủ máu hoạt động nên phải làm việc cật lực hơn để tiêu hóa thức ăn. Do đó, nếu ăn quá no trước khi tập không chỉ làm giảm chất lượng tập mà còn rất hại dạ dày. Cũng không nên nhịn đói hoàn toàn, tốt nhất là nên ăn nhẹ trước khi tập 30 phút để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động tốt hơn.
Tập luyện nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe nên cần lưu ý tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc kẻo tác dụng tốt biến thành xấu lúc nào không hay. (ảnh minh họa)
3. Không uống đủ nước
Khi tập thể dục, cơ thể ra rất nhiều mồ hôi nên nếu không bổ sung nước kịp thời sẽ gây mất nước, nặng hơn có thể gây choáng và ngất xỉu. Vì thế, để buổi tập luyện trở nên hiệu quả thì bạn nên uống đủ nước trước khi tập. Trong và sau khi tập cũng nên thỉnh thoảng uống vài ngụm nước, không nên uống nhiều quá gây khó tập.
4. Chọn sai thức uống
Khi tập thể dục, chỉ nên uống nước lọc và hạn chế tối đa các loại thức uống đóng chai, nước ngọt có ga, cà phê, trà... Bởi nếu tiêu thụ các loại thức uống này sẽ tác động khá nhiều đến hệ tiêu hóa lẫn hệ thần kinh và khiến cơ thể mệt mỏi hơn rất nhiều.
5. Tập trong môi trường ô nhiễm
Khi tập thể dục là lúc cơ quan hô hấp làm việc tăng cường hơn, nếu như tập trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, có mùi hôi bốc lên thì rất hại cho sức khỏe. Cần tránh tập luyện tại các nơi ô nhiễm không khí cao như: ven các tuyến đường giao thông trong thời gian cao điểm nhiều khói bụi và tiếng ồn (từ 8h - 19h). Các khu sản xuất công nghiệp ô nhiễm không khí còn có tác động xấu đến phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người đang mang bệnh... Thời gian tập luyện ngoài trời tốt nhất là trước 7h và sau 20h. Đây là thời điểm nồng độ chất ô nhiễm xuống thấp nhất và nhiệt độ môi trường giảm.
6. Tập nặng quá gần giờ ngủ
Những bài tập nặng có thể khiến cơ thể mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ hơn. Do đó, tốt nhất là nên tập trước giờ ngủ 2 tiếng hoặc nếu có tập sát giờ ngủ thì chỉ nên thực hiện những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Lưu ý:
- Những bài tập vận động nhanh, liên tục không thích hợp với những người có tiền sử bệnh tim mạch, hen suyễn, tăng huyết áp. Nên chọn bài tập đi bộ nhẹ nhàng, có thể kết hợp máy đi bộ tốc độ chậm và không quá sức.
- Nếu muốn giảm cân hiệu quả, nhưng không có nhiều thời gian, nên tập với máy chạy bộ theo tốc độ tăng dần. Bài tập đi bộ trên máy phải thực hiện ít nhất 30 phút. Sau khi có được số cân nặng đúng tiêu chuẩn mới chú trọng đến các bài tập tạo đường nét eo, lưng và bụng.
- Những người đã có dáng chuẩn, muốn duy trì và tập luyện để săn chắc cơ thì hãy tập trước tiên với bài tập tay không khoảng 45 phút để tạo dáng, sau đó mới tập với máy để rèn luyện các cơ theo ý muốn.
- Phụ nữ sau khi sinh 3 tháng (đối với sinh thường) có thể bắt đầu tập nhẹ với máy đi bộ hoặc tham gia các lớp tập aerobic, tập tay không với nhịp độ tăng dần để lấy lại vóc dáng. Không nên bắt đầu tập với các bài tập bụng hoặc các máy tập bụng bởi nó có thể làm giãn và tổn thương cơ bụng vốn chưa được hồi phục đầy đủ. Bài tập aerobic khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày là thích hợp nhất.
- Phụ nữ bị stress nên đến phòng tập với các bài aerobic vui nhộn để có những giây phút quên đi công việc, tập trung toàn tâm trí cho bản thân.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!