7 điều chị em nào cũng nhất định nên làm để chăm sóc và bảo vệ vùng kín trong năm mới

Giới tính - 03/29/2024

Dưới đây là những lời khuyên quý giá về việc nên làm gì để có thể chăm sóc vùng kín của mình một cách cẩn thận nhất.

Tiến sĩ Vanessa Mackay, một chuyên gia từ Royal College of Obstetricians and Gynecologists (RCOG), luôn lưu ý với chị em rằng một trong những việc cần quan tâm hàng đầu là phải chăm sóc và bảo vệ vùng kín tại bất kì thời điểm nào trong năm. Nếu như năm trước bạn vẫn chưa biết phải làm sao để đảm bảo khu vực này khỏe mạnh thì năm nay hãy chú ý những điều sau đây:

7 điều chị em nào cũng nhất định nên làm để chăm sóc và bảo vệ vùng kín trong năm mới

Luyện tập cho âm đạo

Các cơ sàn chậu có nhiệm vụ giữ tử cung, âm đạo, ruột và bàng quang ở đúng vị trí. Khi người phụ nữ già đi, cơ sàn chậu của họ cũng yếu đi theo. Điều này cũng có thể là kết quả của việc mang thai, sinh nở, béo phì, táo bón mãn tính hoặc bất kỳ hoạt động nào có tác động cao đến các cơ sàn chậu.

Thực hiện các bài tập sàn chậu thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng này vì nó tăng cường trương lực cơ, kiểm soát bàng quang và ruột. Phụ nữ đang mang thai, hoặc có kế hoạch mang thai, nên bắt đầu thực hiện các bài tập cho sàn chậu càng sớm càng tốt vì điều này sẽ làm giảm nguy cơ gặp phải tình trạng không tiểu tự chủ sau khi sinh con.

Để tập luyện cơ sàn chậu, người phụ nữ nên ngồi hoặc đứng thoải mái với 2 đầu gối cách xa nhau và sau đó siết các cơ sàn chậu như thể bạn đang cố gắng tránh đi tiểu. Điều quan trọng là không siết cơ bụng, cơ mông hoặc cơ đùi trong khi làm thao tác này. Bạn nên làm 10 lần co thắt cơ sàn chậu này một cách chậm rãi, giữ trong 10 giây mỗi lần như vậy rồi thả ra. Thời gian có thể tăng dần và các cơn co thắt chậm có thể được xen kẽ với một loạt các cơn co thắt nhanh. Toàn bộ quá trình nên được thực hiện 3-4 lần/ngày.

7 điều chị em nào cũng nhất định nên làm để chăm sóc và bảo vệ vùng kín trong năm mới

2. Cân nhắc có nên dọn dẹp lông vùng này hay không

Lông mu là một rào cản tự nhiên để giữ cho vùng kín sạch sẽ, giảm tiếp xúc với virus và vi khuẩn, bảo vệ da ở khu vực này. Ngoài ra, nó còn ngăn cản các hạt nước ngoài như bụi và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, và giúp kiểm soát độ ẩm của khu vực đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm men.

Nếu phụ nữ cạo lông mu, họ đang đặt mình vào nguy cơ cao mắc bệnh hoa liễu, giống như mụn cóc sinh dục. Mặc dù lông mu không hoàn toàn ngăn chặn sự lây truyền của các nhiễm trùng đường sinh dục (STIs) nhưng nó cũng giúp tránh sự tiếp xúc trực tiếp da với da nên giảm được nguy cơ lây lan bệnh. Loại bỏ lông mu cũng kích thích và làm sưng các nang lông gây ra vết thương hở nhỏ - tình trạng này kết hợp với môi trường ấm và ẩm ướt của cơ quan sinh dục có thể trở thành một môi trường nuôi cấy cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Hãy làm những gì làm cho bạn cảm thấy thoải mái nhất, nhưng hãy cân nhắc nhiều hơn khi đưa ra quyết định chứ đừng chỉ nghĩ đến yếu tố thẩm mỹ ở đây.

7 điều chị em nào cũng nhất định nên làm để chăm sóc và bảo vệ vùng kín trong năm mới

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ cho những cơn đau cùng cực trong kì kinh nguyệt

Hơn một nửa số phụ nữ có kinh nguyệt bị đau đều đặn trong 1-2 ngày đầu của mỗi chu kì. Cơn đau cũng có thể nghiêm trọng và kéo dài trong suốt những ngày có kinh của họ. Điều này có thể gây suy nhược và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ. Nếu bạn cũng bị đau như vậy thì không nên chịu đựng trong im lặng.

Các chuyên gia y tế khuyên mọi phụ nữ bị đau nặng trong những ngày này nên tìm lời khuyên từ bác sĩ vì có một số lựa chọn điều trị có sẵn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

7 điều chị em nào cũng nhất định nên làm để chăm sóc và bảo vệ vùng kín trong năm mới

4. Đừng bỏ qua bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở âm đạo

Chảy máu dù nhiều hay chỉ một vài giọt giữa các chu kì kinh nguyệt có thể là tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai. Nó cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân do căng thẳng, tổn thương hoặc khô âm đạo, nhưng có thể là một vấn đề nghiêm trọng hơn như STI, ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tử cung. Phát hiện uUng thư sớm rất quan trọng vì nó có nghĩa là việc điều trị có nhiều khả năng thành công hơn.

Bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong việc tiết dịch của phụ nữ đều có thể là dấu hiệu chỉ ra khả năng bị nhiễm trùng âm đạo, vì vậy bạn nên lưu ý về biểu hiện này trong suốt chu kì kinh nguyệt của mình. Nếu là nhiễm trùng, sự thay đổi ở dịch âm đạo có thể bao gồm thay đổi màu sắc hoặc tính nhất quán, có mùi hôi đột ngột, lượng dịch tiết ra bất thường, ngứa bên ngoài âm đạo hoặc đau ở xương chậu hoặc bụng, hoặc chảy máu từ âm đạo... Nếu bạn không chắc chắn hoặc tiết dịch mình đang gặp có bình thường hay không thì nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn trực tiếp.

7 điều chị em nào cũng nhất định nên làm để chăm sóc và bảo vệ vùng kín trong năm mới

5. Thay tampon thường xuyên

Tampon là một loại băng vệ sinh hiện đại, tiện dụng và rất tinh tế nên 'được lòng' nhiều chị em. Nhưng đi kèm với nó cũng là hội chứng sốc độc tố nguy hiểm có thể xảy ra nếu không sử dụng đúng hướng dẫn.

Hội chứng sốc độc (TSS) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp nhưng đe dọa đến tính mạng do vi khuẩn taphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes gây ra. Mặc dù các nhà khoa học nhận ra mối liên hệ giữa TSS và sử dụng tampon nhưng họ lại không có bằng chứng nào về việc tại sao điều này xảy ra. Chỉ có nguyên tắc được khuyến cáo và yêu cầu chị em dùng tapon cần nhớ là không để một tampon trong âm đạo của bạn trong một thời gian dài (quá 8 giờ) vì nó có thể tạo ra một nơi sinh sản cho vi khuẩn.

Nên thay băng tampon sau mỗi 4-6 giờ hoặc khi nó đã thấm máu nhiều và không nên để trong âm đạo hơn 8 giờ vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc TSS. Điều quan trọng nữa là sử dụng tampon với độ thấm hút phải tùy thuộc theo mức độ kinh nguyệt của bạn nặng như thế nào.

7 điều chị em nào cũng nhất định nên làm để chăm sóc và bảo vệ vùng kín trong năm mới

6. Thực hiện khám sàng lọc cổ tử cung

Xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung, hoặc xét nghiệm phết tế bào, được sử dụng để phát hiện các tế bào bất thường trên cổ tử cung - lối vào tử cung từ âm đạo. Các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ từ 25-49 tuổi nên tiến hành khám sàng lọc cổ tử cung mỗi năm 1 lần trong 3 năm và sau đó cứ 5 năm/lần cho đến khi 65 tuổi.

Nếu một phụ nữ có kết quả bất thường sau xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung thì cũng không hẳn là cô ấy có hoặc sẽ bị ung thư. Điều đó chỉ có nghĩa là một số tế bào không bình thường và nếu không được điều trị, chúng có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung. Phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại thành công cao, ngăn chặn bất kỳ thay đổi tế bào cổ tử cung sớm nào trở thành ung thư.

7 điều chị em nào cũng nhất định nên làm để chăm sóc và bảo vệ vùng kín trong năm mới

7. Bảo vệ chính mình

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) được truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục không được bảo vệ, bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Nhiều người mắc STI không có triệu chứng nên rất khó để tránh bằng cách quan sát.

Vì vậy, nếu bạn đã trót có quan hệ tình dục không an toàn thì dù cảm thấy ổn bạn cũng nên đi khám để yên tâm. Tốt nhất, bạn nên biết cách bảo vệ chính mình trước và trong khi quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su là biện pháp vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện và hiệu quả.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!