Đậu phụ là một sản phẩm được sản xuất từ đậu nành, rất giàu dinh dưỡng và đa chức năng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giàu protein, canxi, kali, vitamin E, stigmasterol và flavonoid, có thể cải thiện khả năng miễn dịch, tốt cho xương cốt, giảm mỡ máu, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ cũng như nhiều tác dụng khác.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ dinh dưỡng trên Kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), bản chất của đậu phụ là có tính lạnh và giàu protein nên đây chính là món ăn không phù hợp với những người đang có các bệnh hoặc đang trong triệu chứng bệnh liên quan đến đờm, tiêu chảy do lạnh bụng, chức năng thận yếu và bệnh nhân gout.
Những nhóm người không nên ăn đậu phụ
1. Tiêu chảy do lạnh dạ dày
Đậu phụ là một loại thực phẩm thuộc tính lạnh, kết cấu mềm và dễ tiêu hóa. Là món ăn rất giàu nước, sau khi ăn, cơ thể sẽ được cung cấp thêm nước, giúp thanh nhiệt giải hỏa, tăng cường khí lạnh trong dạ dày, và nhuận tràng thông tiện.
Vì lý do này, những người có bệnh liên quan đến đau bụng đi ngoài do lạnh thì tốt nhất là không nên ăn đậu phụ, để tránh làm tăng khí lạnh trong dạ dày, dẫn đến tiêu chảy, nôn hoặc tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
2. Những người có chức năng thận yếu
Đậu phụ giàu protein thực vật, được chuyển hóa thành hợp chất chứa nitơ và bài tiết qua thận sau khi ăn. Những người có chức năng thận yếu, chẳng hạn như người cao tuổi hoặc người có bệnh thận.
Không những thế, canxi trong đậu phụ cũng dễ bị kết tủa trong cơ thể, dễ gây sỏi thận.
3. Bệnh nhân gout
Trong đậu phụ chứa một lượng lớn chất purine, chất này sẽ làm tăng hàm lượng purine trong cơ thể tăng cao hơn rất nhiều sau khi ăn đậu phụ. Những người bị bệnh gút bẩn thân đã có sự trao đổi purine bất thường, nếu tiếp tục ăn thêm đầu phụ sẽ càng làm cho hệ thống trao đổi purine trở nên rối loạn, từ đó dẫn đến làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh gút.
4. Bệnh nhân thiếu iốt không ăn đậu phụ trong thời gian dài
Đậu phụ chứa saponin, mặc dù có tác dụng ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch, nhưng đồng thời cũng làm tăng sự bài tiết của i-ốt trong cơ thể.
Người bị thiếu i-ốt trong cơ thể nếu tiêu thụ lâu dài các chế phẩm đậu và đậu phụ chắc chắn sẽ dẫn đến việc thiếu i-ốt trong cơ thể một cách thực sự, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu i-ốt và các triệu chứng khác.
5. Không ăn đậu phụ trong khi đang uống thuốc tetracycline
Đậu phụ giàu canxi và magiê, trong khi thuốc tetracycline có chứa các thành phần có sự phản ứng với canxi và magiê. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là không ăn đậu phụ trong khi uống thuốc tetracycline, để không làm thay đổi thành phần của thuốc tetracycline, dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc.
6. Không nên ăn đậu phụ với số lượng lớn trong dài hạn
Đậu hũ giàu protein, purine và saponin, nếu ăn quá nhiều đậu trong dài hạn có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng hoặc tiêu chảy, tăng gánh nặng thải trừ chất thải của nitơ, làm cho tình trạng bệnh gút trở nên xấu đi, hoặc gây thiếu iốt.
7. Không ăn với rau bina hoặc hành tây
Đậu phụ là thức ăn giàu canxi, rau bina và hành tây rất giàu axit oxalic. Sử dụng đậu phụ với rau bina hoặc hành tây để ăn cùng nhau, sẽ làm cho canxi trong đậu phụ kết hợp với axit oxalic sẽ tạo thành hiện tượng canxi oxalat tích tụ. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng bổ sung canxi của đậu phụ, mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi.
Trên đây là những lưu ý khi ăn đậu phụ, những nhóm người không nên ăn và nguyên tắc kết hợp thực phẩm bạn cần nhớ. Hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn để mỗi người đều biết ăn uống đúng cách hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!