Ba mẹ bé cho biết, trước đó bé đã ngậm chơi rồi nuốt cục pin con ó kích thước khoảng 4cm vào miệng. Sau nuốt, bé báo ngay cho ba biết, cả nhà tức tốc đưa con đi cấp cứu ngay.
Hình ảnh chụp X-quang cho thấy cục pin nằm lọt thỏm trong dạ dày của bé, bác sĩ quyết định nội soi tiêu hóa khẩn gắp dị vật ngay.
Hình ảnh chụp X-quang cho thấy cục pin nằm lọt thỏm trong dạ dày của bé
BS. Lê Đức Lộc, Khoa Tiêu Hóa, người trực tiếp nội soi cho bé chia sẻ, nếu không nội soi kịp thời, pin sẽ gây bỏng điện và hóa chất làm loét lòng dạ dày của bé. Viên pin sẽ tiếp tục đi xuống đường ruột có khả năng gây tắc ruột, bỏng đường tiêu hóa và nhiễm độc máu, khi ấy bệnh nhi có thể phải trải qua nhiều ca phẫu thuật phức tạp và tốn kém hơn.
Quá trình nội soi, do viên pin nặng nên theo trọng lực nằm sâu dưới phần thấp phình vị, bác sĩ đã đặt sonde dạ dày liên tục hút bớt dịch tiết, thức ăn cũ mới dễ dàng gắp thành công viên pin ra ngoài. May mắn do được phát hiện và đưa ra ngoài sớm nên bé không bị biến chứng, sức khỏe ổn định.
Viên pin được lấy ra ngoài
Các loại pin cúc, pin điện thoại... thường chứa các nguyên tố độc hại như cadimi, thủy ngân… Khi bị han gỉ hoặc thủng, rò rỉ, các chất này có thể đi ra ngoài, gây độc hại. Thủy ngân có thể gây ngộ độc cấp tính. Cadimi độc hại gấp 200 lần chì... Tính gây bỏng, độc niêm mạc đường tiêu hóa khi pin rò rỉ là cực kỳ cao, khó phục hồi về hình thái và chức năng cơ quan một khi đã tổn thương.
Các bác sĩ khuyến cáo, luôn luôn kiểm tra đồ chơi và thiết bị trẻ em của để đảm bảo rằng các khe cắm pin đã bị khoá trong và an toàn. Giữ tất cả các mặt hàng pin dài, pin đồng xu có kích thước nhỏ, dễ nuốt cách xa trẻ nhỏ.
Vứt bỏ pin cũ ngay lập tức, đừng để chúng nằm trong tầm với của trẻ. Cho vào nơi quy định riêng của gia đình, tuyệt đối không cho chung rác thải khác, sau đó bạn nên gửi chúng cho người thu gom rác để được xử lý đặc biệt.
Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn đã nuốt một viên pin, gọi cấp cứu và đưa bé vào viện cấp cứu ngay.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố cũng vừa nội soi gắp dị vật là hạt đậu phộng nằm gần bít lòng phế quản thùy dưới phổi trái cho bé gái 3 tuổi, ngụ tại Long An.
Hạt đậu phộng nằm trong phổi hơn 2 tháng khiến bé bị viêm phổi kéo dài
Một số dị vật đường thở thường gặp là các loại hạt thực vật như đậu phộng, hạt dưa, hạt bí hạt me, mãng cầu, bắp rang... các loại xương cá, xương heo, lươn... các loại đồ chơi có kích thước nhỏ, một số vật dụng sinh hoạt hằng ngày, các loại pin... Nhiều loại dị vật rất trơn, rất dễ tuột sâu vào lòng phế quản, đi sâu vào trong và gây tổn thương phổi.
Ngoài các loại hạt và dị vật cứng trên, một số trường hợp trẻ hóc thạch dừa, rau câu, trân châu. Đây là dị vật nguy hiểm vì thường mềm, trơn tuột, dễ nát nên khiến các bác sĩ gặp nhiều khó khăn khi lấy ra.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!