Bệnh mề đay có lây không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Mề đay là bệnh ngoài da, vì thế rất nhiều người mắc phải. Khi nổi mề đay khiến bạn khó chịu, bởi nó gây ngứa ngáy, đau khiến người bệnh gãi không kiểm soát, gây tổn thương trên da. Khi trong gia đình có người thân bị mề đay họ luôn đặt câu hỏi mề đay có lây hay không? Có cần phải cách ly hay không? Để hiểu được về bệnh mề đay mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Lily & WeCare để có thể điều trị mề đay kịp thời.

Mề đay là bệnh ngoài da, vì thế rất nhiều người mắc phải. Khi nổi mề đay khiến bạn khó chịu, bởi nó gây ngứa ngáy, đau khiến người bệnh gãi không kiểm soát, gây tổn thương trên da. Khi trong gia đình có người thân bị mề đay họ luôn đặt câu hỏi mề đay có lây hay không? Có cần phải cách ly hay không? Để hiểu được về bệnh mề đay mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Lily & WeCare để có thể điều trị mề đay kịp thời.

Bệnh mề đay là gì?

Hiện tượng nổi mề đay là một phản ứng viêm da, do có sự tác động của chất trung gian hóa học là histamin. Khi bị nổi mề đay ban đầu bạn sẽ thấy trên da xuất hiện vùng sẩn đỏ, rất ngứa ngáy, khó chịu.

Đây là loại bệnh về da phổ biến, nó rất dễ dàng nhận biết tuy nhiên khó phát hiện nguyên nhân nổi mề đay kể cả khi đã làm nhiều thủ thục xét nghiệm. Ở nhiều trường hợp có thể xuất hiện hiện tượng nổi mề đay khắp người như phù mạch, sưng ở sây bên trong da, có thể gây ngứa và đau. Nổi mề đay ban đếm khiến người bệnh mất ngủ, hao tổn sức khỏe.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay do bên trong cơ địa, bên ngoài cơ thể trên bệnh nhân. Cũng có thể tất cả những nguyên nhân này kết hợp với nhau gây bệnh.

Bệnh mề đay có lây không?

Bất kì ai cũng có thể nổi mề đay đặc biệt ở những phụ nữ sau sinh dẫn đến hiện tượng nổi mề đay sau sinh. Nhưng đây là bệnh liên quan rất nhiều đến hệ thống miễn dịch, làm tăng chất trung gian hóa học histamin. Theo các chuyên gia da liễu cho biết cứ 100 người thì có từ 15-20 người bị nổi mề đay, bệnh có khả năng tái phát thường xuyên trong đời. Với phụ nữ thì nguy cơ nổi mề đay cao ở nam giới. (*)

Nhận biết nổi mề đay như thế nào?

Xác định triệu chứng mề đay, sẽ phát hiện bệnh sớm hơn thuận tiện cho việc điều trị. Đầu tiên bạn sẽ thấy tình trạng phát ban trên da, bề mặt da xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng hoặc đỏ với đường kính từ vài mm đến vài cm. Sau một vài phút hoặc vài giờ vết phát ban sẽ thay đổi hình dạng thành tròn hoặc hình bản đồi, và lan rộng sang những chỗ khác.

Sau đó là hiện tượng phù mạch: tình trạng nổi ban đột ngột, gây nên sưng to cả một vùng da có thể là môi, mí mắt, niêm mạc, gây cảm giác ngứa, kèm theo, sốt nổi mề đay. Nếu phù lề ở lưỡi hoặc thanh quản sẽ gây nên suy hô hấp rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó còn một số triệu chứng khác như đau bụng, nôn mửa, ở vị trí nổi mề đay xuất hiện mụn nước, sau đó mụn nước vỡ ra gây đau rát, nếu những hạt mề đay nhiễm trùng khiến bệnh nổi mề đay nặng hơn.

Mề đay có lây không?

Bệnh nổi mề đay có lây không là điều mà đa số bệnh nhân quan tâm. Theo các bác sĩ thì bệnh nổi mề đay không lây. Khi chữa trị không triệt để bệnh chỉ có thể tái phát và biến chuyển thành bệnh mề đay mãn tính chứ không thể lây từ người này sang người khác. Bởi dựa vào những nguyên nhân gây bệnh trên thì bệnh mề đay phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người. Với những người có cơ địa dễ bị dị ứng với những dị nguyên gây bệnh thì sẽ rất hay bị dị ứng nổi mề đay. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy bệnh nổi mề đay là căn bệnh có tính di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh mề đay, đặc biệt khi cha mẹ mắc bệnh thì khả năng con cái có nguy cơ mắc căn bệnh này là rất cao.

Bệnh mề đay có lây không?

Cách phòng tránh bệnh nổi mề đay

Việc điều trị bệnh mề đay khá phức tạp vì bệnh rất dễ quay trở lại khi người bệnh không may vô tình tiếp xúc với nguồn gây bệnh. Giải pháp tốt nhất là những người chưa mắc bệnh nên chủ động phòng tránh bệnh cho mình, phòng bệnh luôn tốt hơn là phải tìm cách chữa bệnh. Các bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để phòng tránh bệnh nổi mề đay:

- Khi thời tiết lạnh, cần lưu ý phải luôn giữ ấm cho cơ thể, tránh để cơ thể bị lạnh. Khi thời tiết nóng, nên mặc quần áo thông thoáng và thấm mồ hôi bởi thời tiết nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi cũng là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị nổi mề đay.

- Cần cẩn thận khi ăn các thức ăn lạ như các loại hải sản nghêu, sò, ốc, hến, cá biển... nếu cơ thể bạn rất nhạy cảm thì cần lưu ý với cả những loại thức ăn bình thường nhất như thịt, trứng, socola, nước uống có ga, có cồn...

- Phụ nữ khi sử dụng mỹ phẩm cần cẩn thận lựa chọn các loại mỹ phẩm rõ nguồn gốc và thành phần an toàn, không gây hại cho da. Không nên tùy tiện sử dụng các loại mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường sẽ dễ gây dị ứng, mẩn đỏ,ngứa trên da.

- Cần trang bị bảo hộ lao động khi phải làm việc trong môi trường độc hại chứa các hóa chất hay bị ô nhiễm nặng.

- Cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không nên ăn các thực phẩm cay nóng, đồ uống có chất kích thích, không nên thức khuya để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh tình trạng lo âu, căng thẳng thường xuyên bởi các yếu tố này là tác nhân khiến bệnh mề đay bùng phát.

(*) Theo baithuocquy.com

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!