Bệnh nhân 428 tử vong vì nhồi máu cơ tim trên nền bệnh lý nặng và mắc COVID-19: Những bệnh lý nền mà bệnh nhân 428 mắc nguy hiểm thế nào?

Thời sự - 11/24/2024

Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh nhân 428 tử vong là bệnh nhân nam, 70 tuổi, có địa chỉ thường trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Trước khi được lấy mẫu và xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 ngày 27/7 cho đến lúc tử vong, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, viêm phổi. Bệnh nhân còn bị bệnh thận giai đoạn cuối và đang chạy thận nhân tạo.

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay khi mắc COVID-19, nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng nặng sẽ tập trung vào nhóm người cao tuổi, có bệnh lý nền hoặc có cơ địa, thể trạng béo phì, suy kiệt…

'Những yếu tố này sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tăng nặng khi nhiễm COVID-19' – PGS.TS Nguyễn Trường Sơn nói.

Vậy những bệnh nền mà bệnh nhân 428 mắc phải nguy hiểm thế nào?

Suy thận mạn

Khi suy thận diễn ra cấp tính nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng thận có thể hồi phục và người bệnh có thể hoàn toàn khỏe mạnh, trở về với cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến mạn tính thì chức năng thận sẽ không thể hồi phục. Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn là do viêm cầu thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận tắc nghẽn, di truyền...

Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng hơn 10 triệu người bệnh thận mạn, trong đó, khoảng 26.000 người suy thận mạn tính giai đoạn cuối và mỗi năm có gần 8.000 ca bệnh mắc mới.

Suy thận mạn không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần của người bệnh mà còn để lại những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân 428 tử vong vì nhồi máu cơ tim trên nền bệnh lý nặng và mắc COVID-19: Những bệnh lý nền mà bệnh nhân 428 mắc nguy hiểm thế nào?

Bác sĩ chăm sóc một bệnh nhân suy thận tại TP.HCM.

Người bệnh bị giữ nước, dẫn đến phù, huyết áp cao hoặc phù phổi. Nồng độ kali trong máu tăng đột ngột có thể làm giảm chức năng tim và có thể đe dọa tính mạng.

Bên cạnh đó, bệnh còn dẫn đến biến chứng tại nhiều cơ quan trong cơ thể như loét đường tiêu hóa do urê máu cao, chảy máu đường tiêu hóa hệ tiêu hóa; Hệ thần kinh gây co giật, hôn mê, xuất huyết não do tăng huyết áp, nhồi máu não do vữa xơ động mạch; Hệ sinh dục gây rối loạn kinh nguyệt, giảm hưng phấn tình dục, vô sinh, cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát; hệ tim mạch làm tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim…

Suy thận mạn giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bệnh tim thiếu máu cục bộ xảy ra khi động mạch vành bị hẹp, làm hạn chế cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng cho tim, gây tổn thương một phần cơ tim.

Nếu tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ kéo dài quá lâu thì các mô tim sẽ bị chết do không được cung cấp máu.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể diễn tiến cấp tính hoặc mãn tính. Biểu hiện lâm sàng của bệnh suy vành mãn tính là cơn đau thắt ngực.

Cơn đau thắt ngực ổn định thường gặp nhất. Hiếm gặp là cơn đau thắt ngực thay đổi. Ngoài ra bệnh nhân có thể thiếu máu cơ tim yên lặng.

Bệnh chủ yếu do mảng xơ vữa tích tụ gây xơ cứng động mạch. Nguyên nhân phổ biến gây xơ cứng động mạch dẫn tới thiếu máu cơ tim cục bộ là:

- Cholesterol trong máu cao tạo thành mảng xơ vữa gây tắc nghẽn lưu thông máu tới tim và các cơ quan khác;

- Béo phì, ăn thực phẩm giàu chất béo gây tích tụ mảng xơ vữa động mạch;

- Lão hóa; Hút thuốc lá;

- Người mắc bệnh đề kháng insulin, tiểu đường, cao huyết áp;

- Người bị viêm khớp, lupus ban đỏ, nhiễm trùng hoặc viêm không rõ nguyên nhân.

- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch;

- Ít tập thể dục, thường xuyên bị căng thẳng, sử dụng chất kích thích, tiền sử tiền sản giật khi mang thai.

- Bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn tính là bệnh nguy hiểm, có thể dễ dàng cướp đi sinh mạng bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh nhân 428 tử vong vì nhồi máu cơ tim trên nền bệnh lý nặng và mắc COVID-19: Những bệnh lý nền mà bệnh nhân 428 mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh nhân mắc bệnh lý ở tim được bác sĩ can thiệp điều trị.

Suy tim

Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể, biến chứng nặng của các bệnh lý về tim mạch.

Bệnh có nhiều biểu hiện như khó thở dữ dội, mệt khi gắng sức, đau ngực, phù phổi cấp...

Người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và suy tim mất bù.

Viêm phổi

TS BS. Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, các bệnh lý viêm nhiễm ở phổi thường do các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua niêm mạc của đường hô hấp khi người bệnh hít phải các tác nhân này.

Bệnh COVID-19 do vi-rút SARS-CoV-2 xâm nhập qua đường hô hấp.

Viêm phổi là một tình trạng bệnh lý hay gặp, thường do nhiễm trùng phổi (do vi khuẩn, vi -rút, nấm, hóa chất...) gây ra.

Tùy nguyên nhân gây bệnh, các biểu hiện của viêm phổi có thể là sốt cao, ho khan, chảy mũi, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, yếu người...

Viêm phổi gồm nhiều mức độ khác nhau và có khả năng gây tử vong cho người bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!