Bệnh trĩ ngoại:Phân độ, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thời sự - 11/24/2024

Do nhiều nguyên nhân từ cuộc sống hiện đại, tỉ lệ người mắc bệnh trĩ hiện ngày một tăng lên ở cả nam giới và nữ giới

Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, và phổ biến hơn cả là trĩ ngoại, chiếm tỉ lệ cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tới người đọc một số thông tin và vấn đề liên quan đến bệnh trĩ ngoại.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại – là dạng bệnh phổ biến của bệnh lý hậu môn trực tràng, là tình trạng vùng hậu môn có dấu hiệu sưng phồng hơn so với bình thường, nguyên nhân chính là do tĩnh mạch vùng hậu môn căng giãn quá mức trong thời gian dài hoặc do viêm, máu ứ đọng quá lâu mà không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ở bệnh nhân trĩ ngoại, những búi trĩ xuất phát từ bên dưới đường lược, nơi có các sợi thần kinh cảm giác, nên gây đau đớn đặc biệt khi đi ngoài. Theo thời gian, búi trĩ tăng dần kích thước và ngày càng trở nên nặng hơn, có thể gây viêm nhiễm, đau đớn tăng dần và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị sớm.

Bệnh trĩ ngoại:Phân độ, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ ngoại

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại, bao gồm một số nguyên nhân chính dưới đây :

* Thói quen khi đi đại tiện :

- đối với người thường xuyên bị táo bón, không chú ý ăn nhiều rau xanh, rau củ quả nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn, sẽ dẫn đến táo bón ngày càng nặng. Thói quen khi đi đại tiện, mọi người thường cố rặn để phân đưa ra ngoài, thời gian đi kéo dài, dẫn đến áp lực trong ống hậu môn tăng quá lớn, có thể gây hình thành các búi trĩ phía ngoài hậu môn và to dần lên, khi đến kích thước nhất định sẽ xuất hiện sa búi trĩ

- đối với người nhịn đi đại tiện quá lâu cũng có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, khi tình trạng này diễn ra thường xuyên thì có thể là nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh trĩ ngoại

- một số thói quen khi đi đại tiện như ngồi lâu, ngồi không đúng tư thế, nghịch điện thoại khi đi đại tiện, hoặc đọc báo,… sẽ kéo dài thời gian gây áp lực lên vùng hậu môn, làm cho các tĩnh mạch hậu môn co giãn, tạo điều kiện hình thành bệnh trĩ ngoại

- vệ sinh hậu môn sau khi đi ngoài không sạch cũng có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng hậu môn,tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây trĩ ngoại hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ

* Thói quen ăn uống không khoa học

- thói quen ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, thức ăn cay nóng, nhiều đạm, protein, lười ăn rau xanh để bổ sung chất xơ dẫn đến rối loạn chức năng đường tiêu hóa, có thể gây ra táo bón, là nguyên nhân tạo điều kiện cho bệnh trĩ ngoại

- thói quen sử dụng các chất kích thích, làm ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe và tăng nguy cơ mắc trĩ

* Tính chất công việc, chế độ vận động kém

- tính chất công việc : thường ở những người làm văn phòng, nhân viên công sở, khi đứng hoặc ngồi quá lâu mà không vận động, khiến cho áp lực lên hậu môn lớn, đồng thời máu kém lưu thông ở vùng hậu môn, có thể gây nên trĩ ngoại

- người không chịu vận động có nguy cơ cao mắc trĩ ngoại. Tuy nhiên, một số người vận động quá mạnh cũng có khả năng cao mắc trĩ, như một số vận động viên cử tạ, hoặc người thường xuyên mang vác nặng,…

* Phụ nữ mang bầu hoặc sau sinh nở

- phụ nữ mang bầu, thai nhi sẽ tạo áp lực về phía trực tràng trong suốt thời gian mang thai, dẫn đến giãn nở tĩnh mạch, có thể gây bệnh trĩ. Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng có nguy cơ cao bị táo bón, dẫn đến tăng nguy cơ mắc trĩ

- phụ nữ sau sinh thường ít vận động di chuyển do cơ thể còn suy nhược, ít đi ngoài hàng ngày, việc đi đại tiện khó khăn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trĩ

* Sinh hoạt không hợp lý, tắm gội không đều đặn : chất thải trong cơ thể không được loại bỏ thường xuyên hàng ngày, có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón, trĩ ngoại và cả trĩ nội

* Các bệnh lý hậu môn trực tràng như viêm nhiễm vùng hậu môn, viêm đại tràng mạn, lỵ amip,… khi diễn ra trong thời gian dài mà không được phát hiện hoặc điều trị, khiến cho khả năng đàn hồi của hậu môn giảm, làm các tĩnh mạch hậu môn phình to, tạo điều kiện thuận lợi hình thành các búi trĩ, tăng nguy cơ mắc trĩ

* Ngoài ra còn một số nguyên nhân không điển hình khác như thừa cân, các yếu tố liên quan đến di truyền,…

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại sẽ phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh trĩ. Bệnh trĩ tiến triển theo 4 giai đoạn chính :

* Giai đoạn 1 :

- Do búi trĩ mới hình thành nhưng mức độ thò ra khỏi hậu môn còn nhỏ, búi trĩ không thường nằm ở hậu môn, chỉ thò ra ngoài khi bệnh nhân đi đại tiện hoặc cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược, đặc biệt khi bệnh nhân vận động mạnh

- Triệu chứng : bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức vùng hậu môn, ngứa ngáy khó chịu, thường đi ngoài kèm máu, nhưng khó phát hiện do lượng máu chưa nhiều

- Phát hiện và điều trị sớm cho bệnh nhân ở giai đoạn này sẽ làm cho việc điều trị đơn giản và dễ dàng hơn nhiều

* Giai đoạn 2:

- Đến giai đoạn này, búi trĩ đã thường trực ở hậu môn, thò ra bên ngoài

- Triệu chứng : ngứa rát vùng hậu môn, đau đớn và khó chịu khi đi đại tiện, lượng máu kèm phân khi đi ngoài có thể nhiều hơn giai đoạn 1. Trường hợp bệnh nhân không vệ sinh sạch đúng cách vùng hậu môn sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm hậu môn và các vùng da xung quanh

- Nhận biết bệnh trĩ ở giai đoạn này dễ dàng hơn giai đoạn 1, nên điều trị ngay khi phát hiện, kết hợp với vệ sinh đúng cách

* Giai đoạn 3:

- Kích thước búi trĩ các giai đoạn sau càng tăng dần và sẽ gây đau đớn nếu bệnh nhân mặc quần quá chật

- Triệu chứng : đau rát, có thể có chảy máu búi trĩ, đi ngoài ra nhiều máu khiến cho bệnh nhân lo lắng, gây suy nhược cơ thể, có thể gây thiếu máu, chóng mặt nếu máu chảy quá nhiều

* Giai đoạn 4:

- Đến giai đoạn 4, kích thước búi trĩ đã rất lớn

- Triệu chứng : đau ngứa, rát vùng hậu môn, hậu môn tiết dịch hôi khó chịu, tăng nguy cơ gây viêm nhiễm phụ khoa cho nữ giới mắc trĩ

- Bệnh trĩ phát hiện ở giai đoạn này cần can thiệp ngoại khoa để điều trị tốt nhất, thuốc hoặc các biện pháp mẹo không còn ý nghĩa

Phương pháp điều trị trĩ ngoại

Trĩ ngoại hiện có thể điều trị bằng rất nhiều phương pháp bao gồm dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, can thiệp ngoại khoa thường gây đau đớn, thường được sử dụng khi bệnh trĩ tiến triển quá nặng ảnh hưởng đến chất lượng sống (giai đoạn 4), do đó các phương pháp điều trị bằng thuốc thường được áp dụng nhiều hơn trên bệnh nhân trĩ ngoại.

Các thuốc điều trị trĩ ngoại bao gồm:

- Thuốc uống điều trị trĩ

- Các bài thuốc nam, thuốc đông y điều trị trĩ :

- Thường dùng khi mức độ bệnh trĩ còn nhẹ, do chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên nên tương đối an toàn với sức khỏe người bệnh, tuy nhiên thời gian tác dụng có thể kéo dài nên không làm giảm ngay được các triệu chứng bệnh.

- Một số thảo dược hay được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền chủ trị bệnh trĩ như Hoa hòe (có tác dụng cầm máu), lá diếp cá (giúp thanh nhiệt, tiêu thũng), Hoàng liên (có tác dụng giảm đau)

- Một số sản phẩm hiện được bán trên thị trường có nguồn gốc thảo dược chữa trĩ như : Antika ; An trĩ vương ; Trilado,…

- Thuốc Tây y điều trị trĩ :

- Dùng thuốc Tây có ưu điểm hơn so với các bài thuốc Đông y hoặc bài thuốc nam do làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ, tuy nhiên có thể gây nhiều các tác dụng phụ hơn, do đó nên được sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng

- Trên thị trường hiện có bán một số thuốc giảm đau không kê đơn như các thuốc Ibuprofen hay Acetaminophen, nhưng có thể ảnh hưởng đến chức năng nhiều cơ quan, và chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời

- Một số thuốc uống chứng minh được tác dụng điều trị trĩ hay được dùng gồm : Motaphan; Daflon,…

- Thuốc bôi điều trị trĩ : thuốc bôi dùng kết hợp với các loại thuốc uống để làm tăng hiệu quả điều trị trĩ, giúp vết thương chóng lành và làm co búi trĩ. Một số thuốc bôi hoặc kem xoa ngoài da được bán trên thị trường như Preparation H, kem bôi trĩ Hemoclin, thuốc Titanoreine, Hydrocortison,…

- Thuốc đặt hậu môn chữa trĩ : thường có tác dụng chống viêm nhiễm, nhiễm trùng vùng hậu môn, đồng thời có tác dụng giảm đau nhanh tại chỗ. Một số thuốc đặt hậu môn có chứa thêm một số thành phần có tác dụng làm tăng sức bền cho thành mạch, làm mềm phân và hạn chế táo bón ở bệnh nhân trĩ. Thuốc đặt hậu môn điển hình là viên đạn Proctolog Proctolog

Đối với trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc điều trị trĩ hoặc bệnh nhân đã tiến triển đến giai đoạn nặng của trĩ (giai đoạn 4) thì các thuốc điều trị hoặc kinh nghiệm dân gian hầu như không còn tác dụng, bệnh nhân cần được can thiệp phẫu thuật để thu nhỏ búi trĩ hoặc loại bỏ hoàn toàn búi trĩ

Một số phương pháp phẫu thuật can thiệp được dùng nhiều tại các phòng khám, bệnh viện như :

- Phẫu thuật không gây mê

- Điều trị bằng phương pháp HCPT : ở phương pháp này, các búi trĩ sẽ được làm đông và các mạch máu lưu thông trong búi trĩ sẽ được thắt lại nhờ sử dụng sóng điện cao tần, nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt búi trĩ hoàn toàn

- Tiêm xơ búi trĩ : tiêm 1 loại hóa chất gây xơ trực tiếp vào bên trong búi trĩ, làm cho búi trĩ tăng xơ hóa và co dần kích thước, khiến máu không lưu thông để nuôi dưỡng búi trĩ, ngăn búi trĩ tiến triển to dần

- Thắt động mạch trĩ (HAL) : các động mạch lưu thông đến búi trĩ sẽ được phát hiện nhờ các sóng siêu âm, sau đó được thắt lại để ngăn máu nuôi dưỡng búi trĩ, khiến cho búi trĩ ngừng phát triển

- Phẫu thuật có gây mê : được dùng khi bệnh nhân đã tiến triển đến mức độ rất nặng và bệnh nhân không đáp ứng với các thủ thuật không gây mê trên.

  • Thanh Hà

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!