Hai năm trước, khi Xiaojia 11 tuổi (Chiết Giang, Trung Quốc) đã bắt đầu bị đau bụng kinh và có kinh nguyệt khá đều đặn. Đến cuối năm ngoái, Xiaojia bắt đầu cảm thấy bụng mình hơi phình ra nhưng chỉ nghĩ mình đang béo lên mà thôi.
Vào tháng 2 vừa rồi, mẹ Xiaojia cũng bắt đầu để ý thấy bụng của con gái mình to ra bất thường, phản ứng đầu tiên của bà là nghĩ ngay đến việc con mình bị xâm hại nên đã mang thai. Nhiều lần bị mẹ 'tra hỏi' nhưng cô bé luôn phủ nhận và cho rằng mình chỉ đang béo lên.
Chỉ nghĩ rằng nếu con mình không bị xâm hại và mang thai thì chẳng sao cả nên mẹ Xiaojia cũng không quan tâm gì thêm đến chuyện bụng của con mình ngày một phình to hơn.
Phần bụng phình to của Xiaojia hóa ra là một khối u buồng trứng khổng lồ, có cân nặng lên tới 18kg.
Một ngày, Xiaojia đột nhiên cảm thấy rất khó chịu, bụng cô đau dữ dội, 2 mẹ con mới đến bệnh viện địa phương để khám xét. Kết quả mà bác sĩ đưa ra khiến hai mẹ con rất sốc, đúng là Xiaojia không mang thau nhưng trong cơ thể cô có một u nang khổng lồ. Vì khối u quá lớn, bệnh viện địa phương đã đề nghị Xiaojia đến một bệnh viện cấp trung ương.
Hai mẹ con sau đó đến gặp bác sĩ Lan Yibing, Phó Trưởng Khoa sản của Bệnh viện Phụ sản thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang. Sau khi siêu âm B, bác sĩ Yibing cho biết khối u trong người Xiaojia có kích thước rất lớn, lên tới 30cm, gần như choán hết khoang bụng, thậm chí có thể lên đến phổi khiến cả 2 mẹ con đều hoảng sợ.
Bác sĩ Lan Yibing, Phó Trưởng Khoa sản của Bệnh viện Phụ sản thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang.
Vì bệnh nhân còn rất trẻ, để giảm chấn thương và vì lý do thẩm mỹ, các bác sĩ đã quyết định áp dụng phương pháp nội soi ổ bụng để phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Sau vài giờ phẫu thuật, một khối u buồng trứng bao gồm mỡ, tóc và các vùng mô thần kinh lớn đã được loại bỏ. May mắn thay, giải phẫu bệnh cho thấy khối u của Xiaojia là u lành tính và hầu hết các mô bình thường của buồng trứng vẫn còn sau cuộc phẫu thuật.
Bác sĩ Lan Yibing tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u.
Bụng của Xiaojia sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u khổng lồ.
Trước khi phẫu thuật, cân nặng của Xiaojia là 57kg, sau khi phẫu thuật là 48kg, tức khối u buồn trứng có khối lượng lên tới 18kg.
Đây không phải là trường hợp bệnh nhân trẻ phát hiện khối u buồng trứng duy nhất ở Bệnh viện Phụ sản thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang. Trước đó, bệnh viện cũng đã tiếp nhận trường hợp của một cặp chị em song sinh đang trong độ tuổi học cấp 3, một người có 2 khối ung có kích thước 15cm và 8cm, người còn lại có 1 khối u buồng trứng kích thước 5.7cm.
Các khối u có thể gặp ở mọi lứa tuổi, chủ yếu từ 20-40 tuổi. Chúng được chia thành u lành tính (chứa nhiều thành phần, bao gồm các mô giống da, tóc, răng, xương, dầu và mô thần kinh) và u ác tính (biệt hóa kém, không có hoặc ít mô hình thành và có cấu trúc không rõ ràng).
Hơn 95% u là u lành tính. Đa số bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng, khám thực thể thường thấy đau bụng, chướng bụng khi khối u lớn có thể gây xoắn, hoại tử phần phụ.
Quá trình hình thành u là do sự bất thường trong quá trình phát triển của phôi thai, hay nói cách khác, đây là bệnh bẩm sinh đã hình thành từ trong bụng mẹ.
Bác sĩ Lan Yibing cho biết, đối với những cô gái trẻ như Xiaojia, nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng bệnh phụ khoa không liên quan gì đến con của họ. Một số cha mẹ không hiểu biết đầy đủ về các khối u phụ khoa, khẳng định rằng bụng to của trẻ không phải do mang thai, và họ cảm thấy không có vấn đề gì lớn nên đã trì hoãn việc điều trị sớm cho con.
Nhưng trên thực tế, những bệnh nhân như Xiaojia tuy còn rất trẻ nhưng đã mắc u nang buồng trứng hoặc các khối u phụ khoa khác đều phải đến bệnh viện. Do lúc đầu khối u không to và không có cảm giác khó chịu nên càng để lâu, kích thước khối u càng lớn, càng nguy hại, có thể đạt đến kích thước 10-20 cm.
Bác sĩ Lan Yibing dặn dò các bậc phụ huynh nên quan tâm tới những bất thường trên cơ thể và sức khỏe của con.
Bác sĩ Lan Yibing cũng nhắc nhở: Thông thường cha mẹ cần chú ý đến sự phát triển và thay đổi cân nặng của trẻ, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường khi khám sức khỏe thì phải đưa con đến bệnh viện có thẩm quyền để được xác định kịp thời, không để chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan, giảm các chấn thương liên quan xuống mức thấp nhất.
Sự xuất hiện của các khối u có thể liên quan đến di truyền, môi trường và các yếu tố khác, u giai đoạn đầu thường không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và hầu hết chúng được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe. Đặc biệt đối với u trong ổ bụng, các triệu chứng lâm sàng ban đầu không rõ ràng, dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu đáng ngờ, nếu trẻ đau bụng thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều tra.
Nguồn tham khảo: Guangzhou Daily, Qianjiang Evening News, Urban Express, BV Phụ sản thuộc Trường Y Đại học Chiết Giang, QQ.
Ảnh: BV Phụ sản thuộc Trường Y Đại học Chiết Giang
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!