Buồng trứng 'lão hoá' sớm: Nỗi lo của phụ nữ trẻ

Các bệnh - 11/24/2024

Suy buồng trứng sớm là nguyên nhân dẫn đến vô sinh rất thường gặp ở nữ giới.Bên cạnh đó, bệnh lý này còn ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của chị em.

Theo BSCK I Hồ Văn Thắng - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, rất nhiều trường hợp các cặp vợ chồng đến khám tại bệnh viện và phát hiện nguyên nhân khó có con xuất phát từ hội chứng suybuồng trứng của người vợ. Bác sĩ cũng làm rõ một số vấn đề về hội chứng này để chị em có thể cảnh giác cũng như có hướng điều trị sớm.

Buồng trứng 'lão hoá' sớm: Nỗi lo của phụ nữ trẻ

BSCKI Hồ Văn Thắng -Chuyên khoa Sản và Hiếm muộn, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội

Phụ nữ sinh ra có khoảng từ 1-2 triệu trứng và số lượng trứng ngày càng giảm dần

Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của nữ giới với hai chức năng cơ bản: nội tiết để sản xuất ra các hormon sinh dục, quy định các đặc tính sinh dục - sinh lý nữ và ngoại tiết để sản xuất trứng phục vụ cho quá trình sinh sản. Một buồng trứng hoạt động bình thường sẽ giúp cho người phụ nữ có đời sống sinh dục, sinh lý và sinh sản bình thường.

Với nam giới, tinh trùng được sản xuất liên tục từ lúc dậy thìgiúp đời sống sinh sản của người đàn ông rất dài, thậm chí đến lúctuổi già nếu vẫn quan hệ được. Phụ nữ thì lại thiệt thòi hơn khi ngay từ lúc còn là bào thai khoảng 20 tuần, sự phân chia gia tăng số lượng trứng ở hai buồng trứng đã dừng lại và mỗi phụ nữ sinh ra sẽ có khoảng 1 đến 2 triệu trứng. Số lượng này sẽ giảm dần và khi bước vào tuổi dậy thì chỉ còn khoảng 300.000 – 400.000 trứng.

Mặt khác,theo chu kỳ kinh hàng tháng, các nang trứng sẽ phát triển, rụng trứng hoặc thoái hóa dần làm cho số lượng nang trứng dự trữ giảm dần. Thường là sau 45 tuổi, khi đó, số lượng nang trứng giảm đến mức 'cạn đáy' và phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Khi đó, người phụ nữ không còn khả năng sinh sản vì không còn nang trứng dự trữ, đồng thời sự sản xuất các hormon sinh dục nữ giảm sút làm suy giảm các hoạt động sinh lý nữ.

Biểu hiện của suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm là hiện tượng buồng trứng bị lão hoá trước tuổi, ngừng hoạt động chức năng ở phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi.Suy buồng trứng sớm thường có biểu hiện tương tự như những phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh với các dấu hiệu điển hình:

- Rối loạn kinh nguyệt: kinh ít dần, kinh thưa không đều thậm chí mất kinh.

- Giảm ham muốn tình dục, khô rát âm đạo.

- Rối loạn vận mạch: xuất hiện các cơn bốc hoả, nóng bừng mặt, hay đổ mồ hôi trộm.

- Ngoài ra còn có biểu hiện rối loạn tiết niệu, loãng xương, khó tập trung, dễ kích động,…

Tuy nhiên, có những trường hợp suy buồng trứng đến rất từ từ không có triệu chứng gì, bệnh nhân chỉ phát hiện ra khi thăm khám vì hiếm muộn.

Nguyên nhân nào có thể dẫn đến suy buồng trứng sớm?

Buồng trứng suy yếu ở nữ giới do rất nhiều nguyên nhân gây ra:

- Bất thường về di truyền: hội chứng Turner, bất thường 1 số nhiễm sắc thể.

- Bệnh lý buồng trứng dẫn đến cắt 1 hoặc 2 bên buồng trứng hoặc sau một số phẫu thuật bóc u buồng trứng. Hay sau 1 số phẫu thuật như đốt điểm buồng trứng, cắt góc buồng trứng trong trường hợp buồng trứng đa nang.

- Chất độc: Hoá trị và xạ trị là một trong những nguyên nhân thường gặp.

- Viêm tuyến giáp tự miễn

- Viêm nhiễm: Một số loại virus quai bị, virus Herpes Simplex,…

- Stress kéo dài, hút thuốc lá, bia rượu, giảm cân quá mức,…

- Đặc biệt, trong khoảng thời gian gần đây, nhiều trường hợp suy buồng trứng sớm do bệnh nhân sử dụng bừa bãi các loại thuốc lá – thảo dược không rõ nguồn gốc hoặc do lạm dụng các loại thuốc kích thích buồng trứng.

Tác hại của suy buồng trứng sớm

Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của nữ giới, đặc biệt trong cuộc sống vợ chồng, khiến chị em mất tự tin vào bản thân do thần sắc giảm sút, cơ thể thiếu sức sống, ảnh hưởng tới chuyện chăn gối hàng ngày do không có ham muốn tình dục và không thể đạt các khoái cảm khi giao hợp. Đáng lo hơn, hội chứng suy buồng trứng sớm còn cản trở chức năng sinh sản ở nữ giới do trứng không thể sản sinh và phóng noãn để thụ tinh, là nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn rất phổ biến.

Buồng trứng 'lão hoá' sớm: Nỗi lo của phụ nữ trẻ

Các chuyên gia khuyến cáo: Phụ nữ trên 35 tuổi sau 6 tháng chung sống không dùng biện pháp tránh thai mà chưa có thai cần đi khám chuyên khoa để phát hiện sớm tình trạng suy buồng trứng và điều trị hỗ trợ sinh sản kịp thời.

Suy buồng trứng sớm điều trị được không?

Nếu một người phụ nữ chỉ bị suy buồng trứng mức độ nhẹ, buồng trứng còn nang trứng dự trữ và hoạt động phát triển, rụng trứng vẫn diễn ra thì vẫn có cơ hội có thai tự nhiên. Tuy nhiên, vì hoạt động chức năng buồng trứng kém, sự phát triển, rụng trứng không thường xuyên nên tỷ lệ có thai tự nhiên thấp, chỉ khoảng 5-10% bệnh nhân mang thai mà không cần điều trị gì.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào có thể phục hồi được hoạt động chức năng buồng trứng. Thông thường, các điều trị mang mục đích giải quyết các triệu chứng của bệnh và điều trị hiếm muộn như:

- Điều trị hormon thay thế nhằm giảm bớt các triệu chứng của mãn kinh: rối loạn vận mạch, rối loạn tình dục…Tuy nhiên, việc điều trị hormon thay thế cần cân nhắc rất kỹ lưỡng vì bên cạnh tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống thì cũng có nguy cơ gây một số biến chứng nhất định. Bệnh nhân cần được sự thăm khám và chỉ định điều trị từ bác sỹ chuyên khoa.

- Nhờ đến sự can thiệp của các phương pháp hỗ trợ sinh sản: việc can thiệp hỗ trợ sinh sản sớm sẽ giúp tăng khả năng có thai và giảm chi phí đều trị vì quá trình suy buồng trứng vẫn liên tục tiếp diễn.Với trường hợp buồng trứng suy nặng không còn nang trứng dự trữ, buồng trứng đáp ứng kém để có thai cần thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xin trứng.

Do đó, bác sĩ có lời khuyên là phụ nữ nên kết hôn và sinh con sớm trước 35 tuổi. Phụ nữ dưới 35 tuổi nếu sau 1 năm kết hôn, chung sống hoặc phụ nữ trên 35 tuổi sau 6 tháng chung sống không dùng biện pháp tránh thai mà chưa có thai cần đi khám chuyên khoa để phát hiện sớm tình trạng suy buồng trứng và điều trị hỗ trợ sinh sản kịp thời.

Làm gì để hạn chế suy buồng trứng sớm?

– Luôn giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ để ngăn chặn những căn bệnh phụ khoa có thể gây hại đến buồng trứng.

– Không lạm dụng các loại thực phẩm có tính kích thích

– Luôn giữ cân bằng tâm lí trong công việc, cuộc sống

– Nên thăm khám phụ khoa thường xuyên hoặc theo định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, giúp tăng cường estrogen và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể…

Buồng trứng 'lão hoá' sớm: Nỗi lo của phụ nữ trẻ

Rất đông người bệnh đến thăm khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội

Hiện tại, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đang bắt đầu nhận hồ sơ xét duyệt hỗ trợ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) hoàn toàn miễn phí cho 10 cặp vợ chồng mắc vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, năm nay, bệnh viện sẽ xét duyệt hỗ trợ thêm 20 ca mổ nội soi thăm dò buồng tử cung miễn phí (nữ) và 20 ca mổ microtese miễn phí (nam).

Song song những hỗ trợ trên, chương trình Tuần lễ vàng Ươm mầm hạnh phúc 2020 cũng sẽ ưu tiên dành tặng 5 nghìn suất tư vấn, khám, siêu âm, xét nghiệm tinh dịch đồ, soi tươi đường sinh dục; xét nghiệm nội tiết tố sáu chỉ số (nữ giới) (LH, FSH, Estradiol,Testosterone, Progesterol, Prolactin) miễn phí tại bệnh viện.Kinh phí thực hiện chương trình được tài trợ bởi VPĐD Merck Export GmbH.

Quý bệnh nhân có thể gọi về tổng đài 1900 56 56 01 hoặc 024 3634 3636 để đăng ký

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!