Đối với các bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ giai đoạn nặng, phẫu thuật cắt trĩ là điều mà họ chắc chắn muốn làm ngay lập tức. Bởi giai đoạn này, người bệnh sẽ phải chịu không ít đau đớn và khó chịu. Khi phẫu thuật, bệnh nhân cũng gặp phải các hậu quả như chảy máu, đau đớn, hẹp hậu môn, viêm nhiễm... Có một số phương pháp đang được áp dụng phẫu thuật cắt trĩ. Vậy đó là các phương pháp nào, ưu và nhược điểm ra sao?
Những phương pháp cũ khi điều trị bệnh trĩ bao gồm:
- Trích xơ hóa búi trĩ
- Thắt bằng vòng cao su (thắt búi trĩ)
- Quang đông hồng ngoại
- Cắt bằng laser
Tuy nhiên, các phương pháp này đã không còn được sử dụng nhiều ngày nay do có những nhược điểm sau:
- Phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ thực hiện phẫu thuật
- Bệnh nhân sẽ có tình trạng đau kéo dài bởi: sự phục hồi của các tế bào xung quanh vùng bị trĩ chậm vì bị tổn thương; thời gian xử lí lâu...
- Có nhiều trường hợp lại phải phẫu thuật cắt trĩ nhiều lần
- Một số bệnh nhân có cảm giác bí tiểu, thốn tức vùng hậu môn...
- Có nguy cơ gặp các biến chứng sau phẫu thuật và thủ thuật cao: chảy máu hậu môn, nhiễm trùng, hẹp hậu môn...
- Nguy cơ tái phát bệnh cao (nhiều người bị tái phát bệnh sau 36 tháng)
Cho nên, hiện nay, một số phương pháp mới đã được thực hiện, nhưng mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm riêng:
Phương pháp dùng dòng điện: ULTROID
Phương pháp này thường được dùng cho bệnh trĩ nội giai đoạn đầu
Ưu điểm:
- Không cần phải gây mê
- Không phẫu thuật
- Không gây đau đớn, bệnh nhân sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường ngay sau khi thủ thuật này được thực hiện xong
- Cách thực hiện nhanh, đơn giản và có thể làm ngay tại phòng khám
Nhược điểm:
- Chỉ có tác dụng cao với bệnh trĩ mức độ nhẹ: trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2 giai đoạn đầu.
- Không có tác dụng với trĩ nội độ 3, 4, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại, trĩ vòng (là dạng trĩ có nhiều hơn 3 búi trĩ, chiếm gần hết toàn bộ vòng hậu môn)
Phương pháp Longo (PPH)
Có nên chữa trĩ ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương không?
Tất cả những điều cần biết về phương pháp cắt trĩ HCPT
An Trĩ Vương điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Kinh nghiệm điều trị trĩ bằng thảo dược của bố tôi
Trải nghiệm của tôi khi cắt trĩ theo phương pháp Ferguson
Phương pháp này được áp dụng cho trĩ nội độ 3,4
Ưu điểm:
- Thời gian phẫu thuật ngắn, khoảng 30 phút
- Bệnh nhân ít bị đau: bởi thao tác được tiến hành trên đường lược, nơi mà có ít dây thần kinh cảm giác
- Thời gian nằm viện ngắn để theo dõi tình trạng, sau đó người bệnh lại có thể trở về và sinh hoạt như bình thường
Nhược điểm:
- Cần phải gây mê
- Phải đốt hoặc là phải khâu cầm máu
- Cần đến hơn 700 ngày để có thể hồi phục hoàn toàn
- Có thể gây ra nhiều biến chứng như: táo bón, bí tiểu, hẹp hậu môn, sa niêm mạc, rò rỉ chảy máu hậu môn, nhiễm trùng...
- Không điều trị bệnh được
- Có nguy cơ tái phát bệnh
- Chỉ áp dụng phương pháp này cho trĩ nội, không dùng được cho trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại...
Phương pháp khâu treo trĩ
Đây là phương pháp Longo cải tiến cho nên có thể khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp Longo.
Ưu điểm:
- Bệnh nhân ít bị đau
- Hồi phục nhanh sau điều trị (thời gian hồi phục thường từ 2 – 7 ngày)
- Ít bị tái phát
- Tránh được tình trạng bị hẹp hậu môn
Nhược điểm:
- Bị thốn thức hậu môn
- Trong một số trường hợp có thể bị sót trĩ
- Hiệu quả kém hơn với trĩ hỗn hợp có thành phần trĩ ngoài phình giãn quá lớn so với thành phần trĩ nội.
Phương pháp sử dụng kĩ thuật xâm lấn tối thiểu: HCPT
Hay còn gọi là phương pháp điều trị bằng sóng cao tần.
Ưu điểm:
- Tạo cho bệnh nhân cảm giác dễ chịu, ít đau
- Tương đối an toàn cho bệnh nhân
- Thời gian thực hiện ngắn, chỉ khoảng 1520 phút
- Khả năng hồi phục nhanh chóng, ít gây biến chứng, ít tái phát
- Phạm vi điều trị rộng
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn so với các phương pháp khác
- Chưa điều trị được bệnh trĩ
Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ thì dù ít hay nhiều cũng sẽ để lại những ảnh hưởng nhất định. Bởi phẫu thuật không thể điều trị được tận gốc được nguyên nhân gây bệnh, nên người bệnh cũng cần phải suy tính kĩ càng trước khi lựa chọn phẫu thuật. Đồng thời, cũng phải tìm đến địa chỉ uy tín, an toàn, đảm bảo độ tin cậy cũng như phải tìm hiểu về những giải pháp phù hợp cho tình trạng bệnh của mình.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉmang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!