Căn bệnh khiến huyền thoại Maradona tử vong nguy hiểm thế nào?

Các bệnh - 03/28/2024

Đột quỵ là căn bệnh gây tử vong hàng đầu. Cấp cứu đột quỵ được xem là khẩn cấp trong y tế vì người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và cấp cứu sớm.

Căn bệnh khiến huyền thoại Maradona tử vong nguy hiểm thế nào?

Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian là não

Huyền thoại bóng đá Argentina, Diego Maradona chết ở tuổi 60 vì đột quỵ tại nhà riêng ở thủ đô Buenos Aires tối 25/11 - hai tuần sau ca mổ não.

Trước đóm Maradona đã phẫu thuật để loại bỏ những cục máu đông trong não sau đó ông xuất viện nhưng vẫn được chăm sóc và theo dõi hàng ngày. Tuy nhiên, ông đột nhiên đau nặng tối 25/11. Dù có rất nhiều bác sĩ tới hỗ trợ nhưng nỗ lực của các bác sĩ lần này vô vọng.

Theo TS.BS Nguyễn Huy Thắng - Chủ tịch Hội Đột quỵ TP. HCM - đột quỵ não là bệnh lý có nguy cơ tử vong cao và gây hậu quả nặng nề như bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, mất trí nhớ, hôn mê...

Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Số người chết do đột quỵ khoảng 5 triệu người, 5 triệu người tàn tật vĩnh viễn như liệt, nằm một chỗ hoặc là phải có người hỗ trợ, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc. Số người đột quỵ trở lại cuộc sống chỉ chiếm số lượng ít ỏi.

Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ mới và tỷ lệ tử vong chiếm từ 18-20%. Đáng báo động số ca đột quỵ ngày càng trẻ hơn.

TS Thắng cho biết trước đây bệnh lý này ở người từ 50 tuổi trở lên thì hiện tại các bệnh viện ở Việt Nam cũng ghi nhận các ca bệnh trẻ 18 – 20 tuổi.

Căn bệnh khiến huyền thoại Maradona tử vong nguy hiểm thế nào?

Maradona chết ở tuổi 60 vì đột quỵ

Đột quỵ nguy hiểm bởi căn bệnh này không có dấu hiệu báo trước. Cách tốt nhất để cứu người bệnh đó là phát hiện sớm. Bởi vậy, đây là một trong những cấp cứu y khoa khẩn cấp, nếu bệnh nhân may mắn đến trong 'giờ vàng' thì khả năng cứu sống rất cao cũng như hạn chế được các di chứng nặng nề.

Bệnh nhân không được đưa đến bệnh viện can thiệp kịp thời thì tử vong hoặc sống nhưng tàn phế.

Thời gian vàng mốc đầu là 4,5 tiếng khi có dấu hiệu đột quỵ xảy ra. Mốc thứ 2 từ 4,5 đến 6 tiếng. Một số trung tâm có thể cấp cứu từ sau 6 tiếng tới 24 tiếng đầu.

Trong cấp cứu đột quỵ nếu chậm 1 phút sẽ mất đi khoảng 1, 9 triệu tế bào thần kinh vì thế người ta mới gọi trong cấp cứu đột quỵ thời gian là não.

Bệnh nhân tới bệnh viện trong 4,5 tiếng đầu bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp lấy cục máu đông. Từ 4,5 tiếng đến 6 tiếng thì chỉ còn can thiệp lấy cục máu đông.

Căn bệnh khiến huyền thoại Maradona tử vong nguy hiểm thế nào?

Sau 6 tiếng là thời điểm vớt vát bác sĩ cố gắng tìm kiếm bệnh nhân xem tỷ lệ não còn sống hay không nhưng số bệnh nhân này rất hiếm, vì vậy không phải ai đến muộn cũng có cơ hội cấp cứu.

Nguyên nhân của đột quỵ, theo TS Thắng có 3 nguyên nhân phổ biến nhất:

Thứ nhất, tăng huyết áp làm thoái hóa tắc mạch hoặc làm nứt vỡ mạch máu não

Thứ hai, bệnh lý xơ vữa gây hẹp và tắc động mạch não.

Thứ ba, rung nhĩ tạo cục máu đông trôi làm tắc mạch não.

Ngoài ra những người bị các bệnh lý khác như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim, mạch vành, xơ vữa động mạch chân, béo phì, hút thuốc lá, ít vận động, uống nhiều rượu bia có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần nữ.

Dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ có hai loại:

- Đột quỵ thiếu máu não: xảy ra khi một mạch máu cấp máu nuôi một vùng não nhất định bị tắc nghẽn.

- Đột quỵ xuất huyết não: xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ.

Do sinh bệnh của 2 loại đột quỵ khác nhau nên cách điều trị cũng khác nhau thậm chí ngược nhau, mặc dù biểu hiện triệu chứng gần như nhau.

TS Thắng cho biết các dấu hiệu để nhận biết cơn đột quỵ được viết tắt trong từ FAST vừa bao hàm ý nghĩa nhanh và cũng là cách chỉ ra dấu hiệu của người bị đột quỵ.

F (Face): mặt có đột ngột bất cân xứng 2 bên không, có méo miệng sang 1 bên không?

A (Arm): có đột ngột yếu 1 bên tay, chân hoặc nửa thân người hay không?

S (Speech): giọng nói có đột ngột thay đổi, không nói chuyện hoặc khó nói được không?

T (Time): nếu có bất kì dấu hiệu nào như trên, hãy tranh thủ thời gian gọi cấp cứu 115 ngay!

Tại TP.HCM đã có bản đồ hệ thống điều trị đột quỵ. Khi có dấu hiệu đột quỵ thì gọi xe cấp cứu, hệ thống xe cấp cứu có thể đưa tới các bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ.

Hiện nay ở các tỉnh lẻ cũng có nhiều bệnh viện chữa được đột quỵ. TS Thắng cho rằng nên chọn bệnh viện nào khu vực mình ở điều trị được đột quỵ và đi thẳng đến bệnh viện vì đến bệnh viện không có chuyên môn điều trị đột quỵ việc chuyển viện phức tạp hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!