Ảnh minh họa.
Thủ phạm số 1
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Theo WHO, hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong ở 20% các trường hợp ung thư, và 70% các trường hợp tử vong vì ung thư phổi trên toàn thế giới.
Khói thuốc lá chứa khoảng 4.000 chất, trong đó có khoảng 40 chất gây ung thư như nicotin, oxide carbon, benzene, formaldehyde, ammonia, acetone, arsenic, hydrogen cyanide...
Khi khói thuốc lá xâm nhập vào đường thở, xuống phổi, chúng làm lông mao cấu thành nên phổi bị tê liệt, thậm chí bị phá hủy, khiến cho phổi không thể làm việc, tống các chất độc hại của khói thuốc khỏi cơ thể. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, nhưng nó không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất. Hít phải khói thuốc lá một cách thụ động cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của bạn. Cơ chế gây bệnh ung thư phổi đối với hút thuốc thụ động cũng không khác nhiều so với hút thuốc chủ động.
Người hút thuốc thường hít vào phổi bằng luồng khói chính nhưng chỉ chiếm khoảng 20%, 80% các luồng khói còn lại từ thuốc lá gọi là luồng khói phụ, giữa các lần hít thuốc, ra môi trường xung quanh. Luồng khói phụ độc hại gấp nhiều lần luồng khói chính, đây chính là nguyên nhân gây ung thư phổi cho những người hít phải khói thuốc lá thụ động hay trong gia đình có người hút thuốc.
Như vậy có thể nói, lối sống thiếu lành mạnh, không khoa học góp phần làm trầm trọng thêm căn bệnh ung thư phổi ở người. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi lối sống. Theo nghiên cứu mới được công bố, nếu một người ngừng hút thuốc trên 10 năm, nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm 30-50%.
Ung thư phổi do phơi nhiễm
Bên cạnh khói thuốc lá, một số công việc có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Đó là những người phải làm việc trong môi trường có chứa uranium, thạch tín và các hóa chất khác. Chẳng hạn như amiăng, đây là loại chất độc hại trong sản xuất tấm lợp ở Việt Nam được nhiều quốc gia châu Âu cấm sử dụng do chúng gây bệnh ung thư phổi. Theo các chuyên gia y tế từ Đại học John Hopskin, việc sử dụng amiăng trong sản xuất độc hại, nó có thể gây bệnh khi người bệnh tiếp xúc 20-30 năm trước đó.
Amiăng đã bị cấm sử dụng ở 28 quốc gia châu Âu nhưng hiện vẫn được nhiều nước sản xuất và sử dụng trong đó có Việt Nam. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra ung thư phổi Theo WHO, mỗi năm có khoảng 223.000 ca tử vong vì ung thư phổi do ô nhiễm không khí. Mặc dù cơ quan đứng đầu về y tế thế giới nhận định, các trường hợp mắc ung thư phổi do ô nhiễm không khí ít hơn so với hút thuốc lá, nhưng nó cũng chiếm một tỷ lệ cao. Những ô nhiễm từ xe hơi, nhà máy, do cháy rừng, các điều kiện tự nhiên … thường sản sinh ra khói gây ô nhiễm như nitrogen oxide, hay các bụi trong không khí…
Chúng gây ra các bệnh bụi phổi hay ung thư phổi. Các yếu tố nguy cơ khác Còn rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi như tiền sử gia đình có người ung thư phổi, nhất là những người thuộc quan hệ cận huyết; sử dụng nguồn nước có nhiễm asen…. Hiện nay còn rất nhiều vấn đề liên quan đến căn bệnh ung thư phổi mà khoa học đang đi tìm câu trả lời như trong nhóm những người không hút thuốc, tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư phổi cao hơn so với nam giới hay ở ung thư tuyến- một loại của bệnh ung thư phổi thường xảy ra ở người không hút thuốc….
Để sàng lọc sớm ung thư phổi, bác sĩ khuyên những người hút thuốc lá và có phơi nhiễm với các yếu tố gây ung thư phổi nên thực hiện các bước sàng lọc sau:
Chụp X-quang ngực: Là phương pháp chụp các cơ quan và xương bên trong ngực. X quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và cho hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp. Chụp X quang ngực không được khuyến cáo trong sàng lọc ung thư phổi.
Xét nghiệm đờm: là một thủ tục trong đó bác sĩ sẽ lấy mẫu đờm (chất nhầy từ phổi) và quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra tế bào ung thư. Xét nghiệm đờm cũng không được khuyến cáo trong sàng lọc ung thư phổi.
Chụp cắt lớp vi tính ngực liều thấp: Sàng lọc ung thư phổi bằng chụp cắt lớp liều thấp là một tiến bộ lớn của lĩnh vực sàng lọc ung thư. Cách sàng lọc này với phần mềm vi tính hỗ trợ diễn giải hình ảnh chụp chính xác và giảm chi phí. Liều chụp được đặt ở mức 2mSv (so với liều chuẩn 7mSv), giảm nguy cơ tiếp xúc tia xạ so với chụp cắt lớp vi tính ngực thông thường.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!