Gần đây, trên fanpage'Vulcan's Broken Thoughts' của Nhóm chăm sóc chấn thương và trọng thương của Bệnh viện Zhonghe Memorial trực thuộc Đại học Y Cao Hùng (Đài Loan) đã đưa tin về trường hợp bệnh của một cậu bé 3 tuổi.
Theo chia sẻ của bác sĩ Tang Tang (thuộc nhóm bác sĩ trên): Có 1 cậu bé 3 tuổi được nhân viên xã hội thuộc Cục Xã hội địa phương đưa đến viện thăm khám. Cậu bé được đưa đến viện trong trạng thái hôn mê, nhẹ cân, hơi thở yếu ớt và trên cơ thể chi chít những vết sẹo, vết bầm tím trên cánh tay, bắp chân...
'Khi vén áo của cháu lên, tôi thấy những vết thương chằng chịt như nói lên những gì mà đứa trẻ đã từng phải chịu đựng', bác sĩ Tang cho biết.
Do thân hình cậu bé quá gầy, không giống với những đứa trẻ cùng tuổi nên các bác sĩ không thể đặt nội khí quản cho cậu bé. Cuối cùng, họ đã phải sử dụng một dụng cụ khác để giúp cậu bé đặt nội khí quản.
Bé trai 3 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê, nhẹ cân, hơi thở yếu ớt... (Hình minh họa)
Sự thật phía sau cơ thể đầy sẹo, vết thương chằng chịt của cậu bé 3 tuổi
Trong quá trình chụp cắt lớp ti tính sọ não cho bé trai 3 tuổi, bác sĩ Tang đã hỏi thăm nhân viên xã hội về gia đình cậu bé và được biết cậu sống trong một gia đình khó khăn và có nhiều vấn đề phức tạp. Cậu bé này thời gian gần đây liên tục sút cân, nhưng bố mẹ cậu lại giải thích rằng con trai mình bị bệnh viêm dạ dày nên không thể tăng cân, đồng thời những vết sẹo trên cơ thể cậu là do vô tình bị ngã.
Thời gian gần đây, bố mẹ cậu bé nói rằng bé liên tục khóc, không có khả năng nuôi dưỡng nên yêu cầu nhân viên xã hội đưa đứa trẻ đi. Nhưng khi đến họ thấy cậu bé vô cùng mệt mỏi, thậm chí lên cơn co giật nên đã đưa đi viện.
Thế nhưng, các bác sĩ đều sốc khi kết quả kiểm tra não của cậu bé cho thấy não bị teo nhỏ giống như cụ ông 80.
Sau khi biết kết quả cùng những lời mà người nhân viên xã hội chia sẻ, bác sĩ Tang liền hiểu ra có gì đó không ổn nên đã lật áo cháu bé để xem xét và đánh giá: 'Những vết thương trên người cậu bé này đều ở bên trong cánh tay, bắp chân sau, dưới quần áo... sự thật thì đây không phải là vị trí dễ bị thương nếu té ngã bình thường'.Bác sĩ khẳng định cậu bé chính là nạn nhân của bạo hành gia đình .
Nhưng vì sao 1 cậu bé 3 tuổi lại có bộ não teo nhỏ như cụ ông 80? Các bác sĩ giải thích rằng, bộ não của những đứa trẻ bị lạm dụng hoặc bỏ rơi trong thời gian dài sẽ nhỏ hơn những đứa trẻ bình thường, thậm chí bị teo lại. Thậm chí sau khi trưởng thành, chúng có xu hướng tâm thần hoặc lạm dụng các chất kích thích.
Bộ não của những đứa trẻ bị lạm dụng hoặc bỏ rơi trong thời gian dài sẽ nhỏ hơn những đứa trẻ bình thường, thậm chí bị teo lại.
Bạo hành gia đình ảnh hưởng thế nào đến cơ thể của trẻ?
Theo UNICEF, trẻ em cần được cảm thấy an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng của mình. Tuy nhiên, kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam với 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 cho biết đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình.
Bạo hành gia đình có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ
- Ảnh hưởng đến tinh thần:
Theo các chuyên gia tâm lý, một đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành bởi bố mẹ sẽ chịu tổn thương tâm thần rất lớn, thậm chí bị ám ảnh cả đời. Nhiều trẻ bỏ học vì là nạn nhân của bạo lực gia đình, hoặc nếu không chúng có thể đối mặt với nguy cơ rối loạn nhân cách (trầm cảm, và trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác...).
Khi trưởng thành, trẻ bị bạo hành sẽ trở nên khó hoà nhập với cuộc sống, dễ bị cẳng thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất.
Một đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành bởi bố mẹ sẽ chịu tổn thương tâm thần rất lớn, thậm chí bị ám ảnh cả đời.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của con trong tương lai:
Mọi hành vi bạo lực đối với trẻ đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ bởi chúng sẽ có xu hướng lo sợ, buồn chán không muốn ăn uống, vận động, đồng thời căng thẳng tinh thần làm cho các cơ quan trên cơ thể trẻ bị rối loạn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé.
Người lớn có thể nghĩ rằng trẻ em thường không có chuyện buồn, cuộc sống của chúng lúc nào cũng đẹp đẽ. Nhưng thực tế, trẻ em có những nguồn căng thẳng riêng. Đôi khi, chính người lớn lại là tác nhân khiến trẻ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý, thậm chí dẫn đến các bệnh về tâm thần.
Đừng bỏ qua SỨC KHỎE TÂM THẦN TRẺ EM vì những tác nhân gây căng thẳng thời thơ ấu là có thật nhưng trẻ lại chưa biết cách đối phó. Hãy chú ý đến trẻ nhiều hơn, có như vậy trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!