Cha mẹ đang vô tình gây tổn thương thính giác của con hằng ngày bằng những việc làm này mà không biết

Thời sự - 03/29/2024

Nhiều người vẫn luôn lầm tưởng rằng suy giảm thính lực là tình trạng chỉ gặp phải ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khá nhiều trẻ em bị giảm thính vì những lý do không ngờ.

Vắt mũi cho trẻ

Cha mẹ đang vô tình gây tổn thương thính giác của con hằng ngày bằng những việc làm này mà không biết

Khi trẻ bị ốm, chảy nước mũi, nhiều bậc cha mẹ thường dùng hai ngón tay để vắt mũi cho trẻ. Tuy nhiên cách vắt mũi này hoàn toàn sai vì vắt mũi quá mạnh có thể khiến nước mũi chứa nhiều vi khuẩn chảy ngược vào trong cổ họng sang tai và gây bệnh viêm tai giữa. Nếu trẻ bị sổ mũi, bố mẹ nên hút mũi hoặc dùng một ngón tay ấn vào từng bên mũi của trẻ một cách nhẹ nhàng để nước mũi chảy ra.

Sử dụng tai nghe quá nhiều

Cha mẹ đang vô tình gây tổn thương thính giác của con hằng ngày bằng những việc làm này mà không biết

Nhiều bậc cha mẹ hiện đại đang ngày càng trở nên lỏng lẻo hơn trong việc quản lý con cái, đặc biệt trong việc sử dụng các thiết bị điện tử. Nhiều người đều đồng ý rằng việc nhìn vào màn hình điện thoại hay TV quá sớm và quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt tới trẻ. Tuy nhiên, ít ai chú ý tới một vấn đề khác cũng vô cùng nghiêm trọng. Đó là việc sử dụng quá mức tai nghe chụp tai hoặc tai nghe nhét tai quá sớm. Bởi việc mất thính giác có thể xảy ra chậm và tinh tế, khó theo dõi theo thời gian. Và khi bạn nhận ra đó là một vấn đề, mọi chuyện có thể đã quá muộn.

Nếu bạn thực sự muốn chắc chắn rằng con mình đang nghe ở mức âm lượng an toàn, Tiến sĩ Sharon Sandridge, giám đốc dịch vụ lâm sàng về thính học tại Bệnh viện Cleveland, khuyên bạn nên sử dụng một ứng dụng đo mức âm thanh trên smartphone. Tuy nhiên, Sandridge cảnh báo rằng các ứng dụng này không được kiểm định, vì vậy đôi khi chúng cũng không chính xác như mong muốn.

Vì vậy, một cách đơn giản hơn, đó là hãy kiểm tra xem âm lượng tai nghe có quá to hay không bằng cách nói chuyện với con bạn bằng giọng nói bình thường ở khoảng cách một sải tay. Nếu chúng không thể nghe thấy bạn, mức âm lượng đang quá to. Và nếu bạn có thể nghe thấy âm thanh phát ra từ tai nghe của chúng ở khoảng cách đó, chắc chắn nó cũng quá to. Và hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra thường xuyên để đảm bảo mọi thứ thay đổi ngay sau đó chỉ vài giây, khi bạn vừa bỏ đi.

Cho trẻ uống thuốc sai cách

Để cho trẻ uống thuốc dễ hơn, nhiều bậc phụ huynh thường dùng cách dùng hai ngón tay bịt mũi của trẻ, đến khi trẻ há miệng ra để thở thì bón thuốc vào miệng trẻ. Cách cho uống thuốc này thực chất rất nguy hiểm, trẻ uống thuốc trong hơi thở gấp không những dễ bị nghẹn mà còn dẫn đến dịch tiết mũi hoặc thuốc trong cổ họng vào tai giữa, gây bệnh viêm tai giữa.

Khi mắc viêm tai giữa, thính lực của trẻ có thể bị suy giảm và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể điếc vĩnh viễn.

Làm sạch tai bằng tăm bông quá kỹ

Cha mẹ đang vô tình gây tổn thương thính giác của con hằng ngày bằng những việc làm này mà không biết

Mặc dù điều này có thể không hoàn toàn là thói quen xấu, nhưng sử dụng tăm bông ngoáy tai thường xuyên, không đúng cách có thể làm tổn thương các cơ quan thính giác và gây tình trạng nghe kém, suy giảm thính lực ở trẻ em.

Bẹo má

Cha mẹ đang vô tình gây tổn thương thính giác của con hằng ngày bằng những việc làm này mà không biết

Nhiều phụ huynh rất yêu con nên thường cưng nựng con bằng cách bẹo má. Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh chơi đùa với con bằng cách này vì có thể vô tình tác động lực lên tai của em bé. Các bộ phận trên cơ thể trẻ nhỏ lúc này rất mỏng manh và một tác động lực hơi mạnh cũng có thể làm tổn thương tai, gây thủng màng nhĩ, nhiễm trùng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!