Chế độ ăn GAPS có thật sự tốt cho ruột và não bộ?

Sống Khỏe - 03/29/2024

Chế độ ăn GAPS hứa hẹn cải thiện sức khỏe đường ruột và tâm thần. Thực tế có đúng như vậy? Hãy cùng Hello Bacsĩ tìm hiểu rõ hơn về GAPS.

Chế độ ăn GAPS ra đời cùng lời tuyên bố cải thiện sức khỏe đường ruột và não bộ. Thế nhưng, liệu GAPS có giống như những chế độ ăn kiêng khác, tiềm ẩn một số nhược điểm gây hại cho sức khỏe nếu áp dụng về lâu về dài?

Một số chế độ ăn kiêng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe là: low-carb (gây hại cho thận, trạng thái trao đổi chất nguy hiểm và không tự nhiên), Paleo Diet (cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng), Atkins Diet (làm cơ thể mất nước)… Điều này khiến cho bất cứ bạn gái nào đang muốn bước chân vào “lãnh địa” ăn kiêng đều dễ dàng chùn bước. Tuy nhiên, vừa xuất hiện một chế độ ăn kiêng giảm cân mới, được cho là tốt cho ruột và não bộ. Hello Bacsi đang muốn nói tới chế độ GAPS.

Chính xác thì chế độ ăn kiêng GAPS là gì?

GAPS là viết tắt của “Gut and Psychology Syndrome” – Ruột và hội chứng tâm lý. Bà Natasha Campbell-McBride, người sáng tạo ra chế độ ăn GAPS cho rằng một loạt các vấn đề về tâm lý từ khuyết tật học tập (learning disability) cho đến trầm cảm… đều là hệ quả của việc đường ruột bị rò rỉ, hay tạm gọi là tình trạng “tăng tính thấm của ruột”. Bằng việc ăn một số loại thực phẩm nhất định, chúng ta sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và các vấn đề tâm lý cũng sẽ từ đó được cải thiện, kể cả những trường hợp được chẩn đoán là nghiêm trọng như rối loạn lưỡng cực, hội chứng OCD.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806654315-0'); });

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806741740-0'); });

Khi theo chế độ ăn kiêng này, bạn cần trải qua một loạt các giai đoạn và các bước. Bạn phải bỏ bớt nhiều loại thực phẩm khác nhau ra khỏi thực đơn hằng ngày của mình để niêm mạc ruột trở nên khỏe hơn.

Tiến sĩ Campbell-McBride nói rằng giai đoạn khởi đầu là cần thiết trước khi bước vào chế độ ăn kiêng GAPS hoàn chỉnh. Giai đoạn này rất quan trọng vì nó giúp chữa lành vết thương và giúp cho đường ruột không còn bị rò rỉ nữa. Theo như trang web của GAPS thì giai đoạn khởi đầu có chế độ ăn khá nghiêm ngặt, bao gồm 6 bước.

Xuyên suốt bước 1, bạn hầu như không nên dùng gì khác hơn ngoài các món súp nhà làm, thực phẩm lên men, các loại trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc các loại… Theo trang web của tiến sĩ Campell-McBride, khi thành ruột bị viêm nặng thì sẽ không dung nạp được bất kì lượng chất xơ nào. Đừng nên cố gắng ăn thêm các loại rau củ mà hãy chờ cho đến khi tình trạng tiêu chảy bớt hẳn.

Trong bước 2 đến bước 6 của giai đoạn khởi đầu, nếu bạn dung nạp tốt các loại thực phẩm trước đó thì có thể thêm vào các món khác như lòng đỏ trứng sống (loại trứng sạch hữu cơ), mắm cá, bánh kếp, bánh mì nhà làm và sốt làm từ táo nghiền.

Tiến sĩ Campbell-McBride nói rằng giai đoạn khởi đầu kéo dài hay ngắn là tùy vào từng người. Sau khi dứt tiêu chảy và tình trạng phân của bệnh nhân bình thường trở lại, bạn hãy chuyển sang giai đoạn thực hiện chế độ ăn kiêng GAPS hoàn chỉnh.

Chế độ ăn kiêng GAPS hoàn chỉnh khuyến cáo rằng nên tránh tất cả các loại đường và tinh bột (ngũ cốc, đường, rau củ có chứa tinh bột…), đồng thời tăng cường ăn các loại thực phẩm lên men. Bạn cần tuân thủ chế độ ăn kiêng GAPS trong ít nhất hai năm, và ngay cả sau khi hoàn tất chế độ ăn này thì cũng nên tránh hoặc hạn chế ăn lúa mì, thực phẩm chế biến và đường.

Tóm lại, khi theo chế độ ăn kiêng GAPS thì bạn sẽ ăn rất nhiều cá, trứng và thực phẩm lên men.

Dưới đây là danh sách cụ thể những món bạn có thể ăn:

Chế độ ăn GAPS có thật sự tốt cho ruột và não bộ?

√ Giai đoạn khởi đầu – bước 1

  • Thịt hoặc cá kho nhà làm
  • Thực phẩm vi sinh (probiotic) có nguồn gốc từ sữa hoặc thực vật
  • Trà gừng, trà bạc hà, hay trà hoa cúc

√ Giai đoạn khởi đầu – bước 2

  • Lòng đỏ trứng sống (trứng sạch hữu cơ)
  • Các món hầm/thịt hầm làm từ thịt và rau
  • Mắm cá
  • Bơ ghee nhà làm (Ghee là một loại bơ sau khi đã chưng, bỏ cặn, lấy lớp chất béo vàng nổi lên trên)

√ Giai đoạn khởi đầu – bước 3

  • Súp bơ nghiền
  • Bánh kếp làm từ bơ hạt hữu cơ, trứng và bí
  • Dưa bắp cải và rau lên men

√ Giai đoạn khởi đầu – bước 4

  • Thịt quay, thịt nướng
  • Dầu oliu ép lạnh
  • Nước ép rau quả tươi
  • Bánh mì làm tại nhà từ bột hạt, trứng, bí và chất béo “tự nhiên” như ghee

√ Giai đoạn khởi đầu – bước 5

  • Sốt làm từ táo nghiền đã qua nấu chín
  • Rau sống
  • Nước ép trái cây và rau quả tươi
  • Món nướng (các món được nướng trong lò như bánh mì, bánh cake, bánh bích quy) làm bằng các loại trái cây sấy khô

√ Giai đoạn khởi đầu – bước 6

  • Táo tươi gọt vỏ ăn kèm các loại trái cây khác

√ Chế độ ăn kiêng GAPS hoàn chỉnh

  • Thịt, cá, động vật có vỏ tươi hay được đông lạnh
  • Gan và các loại thịt nội tạng
  • Rau củ và trái cây tươi Chế độ ăn GAPS có thật sự tốt cho ruột và não bộ?
  • Bơ hữu cơ, không ướp muối
  • Các loại hạt chưa qua chế biến
  • Nước cốt dừa nhà làm
  • Tỏi
  • Mật ong nguyên chấtChế độ ăn GAPS có thật sự tốt cho ruột và não bộ?

Nghiên cứu nói gì về hiệu quả của chế độ ăn kiêng GAPS?

Theo trang web của tiến sĩ Campbell-McBride thì chương trình này được phát triển dựa trên trải nghiệm cá nhân của chính gia đình tiến sĩ Campbell-McBride cùng kinh nghiệm lâm sàng đối với hàng nghìn trẻ em và người lớn theo chế độ ăn kiêng GAPS trên toàn thế giới.

Kinh nghiệm lâm sàng đương nhiên quan trọng, nhưng đáng tiếc rằng triết lý “Cái gì tốt cho tôi thì cũng sẽ tốt cho bạn” lại không có căn cứ. Thế nên một phụ nữ đã thử tìm các tài liệu chứng minh rằng việc áp dụng chế độ ăn này sẽ ngăn chặn hoặc vãn hồi những vấn đề mà GAPS đã tuyên bố là sẽ cải thiện.

Nhưng hóa ra là không hề có bất kỳ nghiên cứu đánh giá nào của các đồng nghiệp trong giới xung quanh chế độ ăn kiêng GAPS. Có một nghiên cứu về cách chữa tình trạng ruột bị rò rỉ nhưng nó khá sơ bộ nên chưa đủ để đưa ra kết luận điều gì. Thêm vào đó, công năng chữa trị tình trạng tăng tính thấm ruột của chế độ ăn GAPS vẫn chưa được nghiên cứu kỹ càng. Tình trạng ruột bị rò rỉ thậm chí còn chưa được xác nhận là căn nguyên của những vấn đề tâm lý mà tiến sĩ Campbell-McBride nói đến.

Một đánh giá hồi năm 2014 có xem xét các tài liệu liên quan tới tính thấm của ruột. Tác giả kết luận rằng: “Nghiên cứu về việc điều biến tính thấm của ruột chỉ mới bắt đầu”. Và khi họ đề cập tới tiềm năng của một số chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến tính thấm của ruột, không có đề cập cụ thể nào về chế độ ăn kiêng GAPS.

Tamara Duker Freuman, tác giả của quyển sách The Bloated Belly Whisperer, cho biết: “Tính thấm của ruột gia tăng chưa bao giờ được xác nhận là nguyên nhân gây ra tự kỷ, tâm thần, hoặc rối loạn hành vi”.

Natalie Rizzo, tác giả của “The No-Brainer Nutrition Guide For Every Runner” nói: “Chế độ ăn kiêng GAPS có vẻ rất mơ hồ, quá khắc nghiệt và không dựa trên bằng chứng xác đáng nào”.

Vậy bạn có nên thử theo chế độ ăn GAPS?

Chế độ ăn GAPS nghiêm ngặt và khó duy trì lâu bền suốt 2 năm. Không những thế, chế độ ăn này hạn chế rất nhiều chất dinh dưỡng khác cũng như nguồn chất xơ nuôi sống các vi khuẩn đường ruột. Việc bỏ đói các vi khuẩn đường ruột chẳng những không mang lại lợi ích gì mà ngược lại còn gây hại đến sức khỏe đường ruột.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: “Vi khuẩn đường ruột của bạn nói gì về bạn?”

Nhiều người không khuyến nghị chế độ ăn này vì cho là nó vô căn cứ. Vì thế, khi bạn muốn ăn kiêng và quan tâm đến sức khỏe đường ruột, bạn nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để cùng nhau xây dựng một kế hoạch lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Còn việc theo một chế độ ăn nào đó và xem nó như phương pháp chữa trị các vấn đề về thần kinh thì có vẻ không an toàn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: “8 loại thực phẩm tốt cho trí não”

Bạn nên thận trọng với chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và dai dẳng như GAPS vì nó có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và rối loạn hành vi ăn uống. Lý do quan trọng nhất là vì nó không dựa trên cơ sở xác thực.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 9 bí quyết giữ dáng mảnh mai chẳng cần ăn kiêng
  • Nguy cơ tử vong sớm khi ăn kiêng theo chế độ low-carb
  • 3 cách giúp bạn ăn kiêng đường một cách lành mạnh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!