Chỉ số đo tiểu đường nói gì về sức khỏe? (Phần 2)

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Đối với trẻ em, nếu Glucose máu lúc đói <5,5mmol/l thì cháu không bị bệnh đái tháo đường.

I. Đối vớiphụ nữ mang thai:

1. Glucose máu lúc đói

- Nếu Glucose máu lúc đói là <5,5mmol/l thì xin chúc mừng bạn không bị bệnh đái tháo đường thai kì. Bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý nhưng đầy đủ dưỡng chất cho cả bạn và thai nhi.  Bạn nên khám thai định kì để được tư vấn.

- Nếu Glucose máu lúc đói là 5,5-6,9mmol/l thì bạn cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Bạn cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để có kết luận chính xác. Bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn thực phẩm ít chất béo, ít đường và natri. Tăng cường ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin. Bạn nên khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

- Nếu Glucose máu lúc đói là ≥7,0mmol/l thì bạn bị đái tháo đường thai kỳ rồi. Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, thậm chí đe dọa tính mạng của cả bạn và thai nhi. Bạn cần tuân thủ lịch trình khám và liệu trình điều trị của bác sĩ. Bạn nên hạn chế tinh bột, đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Dùng các thực phẩm ít chất béo và nhiều chất xơ.

2. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống:

- Glucose máu lúc đói là <6,1mmol/l thì bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý nhưng đầy đủ dưỡng chất cho cả bạn và thai nhi. Bạn nên khám thai định kì để được tư vấn. Bạn nên xét nghiệm lại glucose máu 3 năm/lần.

- Glucose máu lúc đói là 6,1-6,9mmol/l thì bạn bị giảm glucose máu lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose. Bạn chưa bị đái tháo đường thai kỳ nhưng thuộc nhóm nguy cơ cao. Bạn nên hạn chế đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Bạn nên khám thai định kì để được tư vấn. Bạn cần đi xét nghiệm lại glucose máu 1 năm/lần.

- Glucose máu lúc đói là ≥7,0mmol/l thì bạn bị đái tháo đường thai kỳ rồi. Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, thậm chí đe dọa tính mạng của cả bạn và thai nhi. Bạn cần tuân thủ lịch trình khám và liệu trình điều trị của bác sĩ. Bạn nên hạn chế tinh bột, đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Dùng các thực phẩm ít chất béo và nhiều chất xơ.

- Glucose máu sau 2 giờ là <7,8mmol/l thì bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý nhưng đầy đủ dưỡng chất cho cả bạn và thai nhi. Bạn nên khám thai định kì để được tư vấn. Bạn nên xét nghiệm glucose máu lại 3 năm/lần.

- Glucose máu sau 2 giờ là ≥7,8mmol/l thì bạn bị giảm glucose máu lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose. Bạn chưa bị đái tháo đường thai kỳ nhưng thuộc nhóm nguy cơ cao. Bạn nên hạn chế đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Bạn nên khám thai định kì để được tư vấn. Bạn cần xét nghiệm lại glucose máu 1 năm/lần.

- Glucose máu sau 2 giờ là ≥11,1mmol/l thì bạn bị đái tháo đường thai kỳ rồi. Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, thậm chí đe dọa tính mạng của cả bạn và thai nhi. Bạn cần tuân thủ lịch trình khám và liệu trình điều trị của bác sĩ. Bạn nên hạn chế tinh bột, đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Dùng các thực phẩm ít chất béo và nhiều chất xơ.

II. Đối vớitrẻ em:

1. Glucose máu lúc đói

- Nếu Glucose máu lúc đói <5,5mmol/l thì cháu không bị bệnh đái tháo đường. Cháu nên có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất. Cháu nên có thời gian học tập, ngủ và nghỉ hợp lý. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp cháu phát triển thể chất có sức khỏe tốt.

Chỉ số đo tiểu đường nói gì về sức khỏe? (Phần 2)

Ảnh minh họa

- Nếu Glucose máu lúc đói là 5,5-6,9 mmol/l thì cháu chưa bị đái tháo đường, nhưng thuộc nhóm nguy cơ cao. Cháu nên đi khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi đường huyết của mình. Cháu nên hạn chế tinh bột, đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Tăng cường ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin. Cháu nên có thời gian học tập, ngủ và nghỉ hợp lý. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp cháu phát triển thể chất có sức khỏe tốt.
- Nếu Glucose máu lúc đói ≥7,0 mmol/l thì cháu bị đái tháo đường, cháu nên đến viện khám và điều trị ngay để phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Cháu nên hạn chế tinh bột, đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Cháu nên ăn thực phẩm chế biến dưới dạng luộc, hấp, áp chảo; hạn chế món chiên, xào. Cháu nên có thời gian học tập, ngủ và nghỉ hợp lý. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp cháu kiểm soát bệnh tốt hơn. Cần xét nghiệm lượng đường máu, chỉ số HbA1c để kiểm soát đường huyết và giúp phát hiện các biến chứng sớm của bệnh.

2. HbA1c

- Nếu HbA1c <6% thì cháu không bị bệnh đái tháo đường. Cháu nên có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất. Cháu nên có thời gian học tập, ngủ và nghỉ hợp lý. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp cháu phát triển thể chất và có sức khỏe tốt.

- Nếu HbA1c là 6-6,5% thì cháu chưa bị đái tháo đường, nhưng thuộc nhóm nguy cơ cao. Cháu nên đi khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi đường huyết của mình. Cháu nên hạn chế tinh bột, đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Tăng cường ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin. Cháu nên có thời gian học tập, ngủ và nghỉ hợp lý. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp cháu phát triển thể chất có sức khỏe tốt.

- Nếu HbA1c >6,5% thì cháu bị đái tháo đường, cháu nên đến viện khám và điều trị ngay để phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Cháu nên hạn chế tinh bột, đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Cháu nên ăn thực phẩm chế biến dưới dạng luộc, hấp, áp chảo; hạn chế món chiên, xào. Cháu nên có thời gian học tập, ngủ và nghỉ hợp lý. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp cháu kiểm soát bệnh tốt hơn.Cần xét nghiệm lượng đường máu, chỉ số HbA1c để kiểm soát đường huyết và giúp phát hiện các biến chứng sớm của bệnh.

 Chỉ số đo tiểu đường nói gì về sức khỏe của bạn? (Phần 1)  

BS. Nguyễn Thị Vân

Chuyên khoa Nội, Bộ Y Tế

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!