Nhiều gia đình, con gái rất quấn quýt với bố, thậm chí từ nhỏ đến lớn, việc tắm giặt, thay quần áo đến chải tóc cho con gái cũng đều là do người bố làm. Người mẹ thực sự có thể giảm bớt được không ít việc. Tuy nhiên, con gái dần lớn lên, người bố nên chú ý giữ khoảng cách với con gái, để tránh xuất hiện một vài điều khó xử, cũng không có lợi cho sự phát triển bình thường của đứa trẻ.
Khoảng trên 3 tuổi, trẻ em bắt đầu có ý thức tự lập. Trẻ có thể để ý mọi thứ, trẻ cũng có những liên tưởng và sự hiếu kỳ của riêng mình. Vào thời điểm này, là người khác giới, bạn nên chú ý đến việc giữ khoảng cách riêng tư đối với trẻ, để tránh xuất hiện một số trường hợp xấu hổ như câu chuyện của ông bố dưới đây:
Vương Xuân thường xuyên làm thêm giờ nên tan ca rất muộn, do đó cô nhờ chồng tắm cho cô con gái 5 tuổi. Vì con gái đã lớn, khi tắm không làm ồn ào như khi còn nhỏ nên vô cùng đơn giản, người bố chỉ cần cho con gái vào chậu tắm, để đứa trẻ tự ngâm mình trong nước.
Câu nói của cô con gái 5 tuổi khiến người bố vô cùng bối rối: 'Bố, tại sao con và bố không giống nhau?' (Ảnh minh họa).
Người bố tắm vòi hoa sen ở phía ngoài và đóng cửa kính, nhưng cô con gái ở trong bồn tắm muốn nói chuyện với bố. Vì tiếng nước chảy ở vòi hoa sen khiến bố không nghe thấy, do đó cô con gái đột nhiên đứng dậy, mở cửa vách kính chắn và nhìn bố. Vốn dĩ cô bé muốn hỏi chuyện nhưng đột nhiên dừng lại trước phần dưới của bố. Bố nhìn con gái mở cửa kính cũng khựng lại.
Và câu nói của cô con gái 5 tuổi khiến người bố vô cùng bối rối: 'Bố, tại sao con và bố không giống nhau?'. Sau khi kéo con gái trở lại bồn tắm, người bố nghĩ ngợi và quyết định không trốn tránh vấn đề và nói với con gái: 'Bố không có bị bệnh, vì bố là nam giới, con là nữ giới, vì vậy cấu trúc cơ thể của bố con mình không giống nhau'. Cô con gái gật đầu bán tín bán nghi, hoặc cũng có thể là không hiểu.
Trên thực tế, nhiều cha mẹ không chú ý đến khoảng cách riêng tư với con cái, dẫn đến những cảnh đáng xấu hổ khác nhau. Ví dụ, đứa trẻ đã 4 hoặc 5 tuổi, thực tế, là một người cha thì không nên tắm cho con gái mình, cần giữ khoảng cách nhất định. Nếu không, con gái sẽ có một quan niệm sai lầm trong việc đối phó với người khác giới trong tương lai, con gái nhìn thấy những thứ không nên thấy. Là một người cha, đối với thắc mắc của con gái mình, cũng không nên lảng tránh nó, bởi sẽ ảnh hưởng đến sự hiểu biết trong tương lai của trẻ về cơ thể và giới tính.
Cha mẹ cần làm những việc sau đây trong việc giáo dục giới tính cho trẻ:
1. Giới thiệu các bộ phận khác nhau trên cơ thể cho trẻ hiểu
Dạy trẻ gọi đúng tên các bộ phận riêng tư trên cơ thể.
Trên thực tế, sau 3,5 tuổi, cha mẹ nên chú ý đến khoảng cách riêng tư giữa trẻ em. Nếu không cẩn thận bị trẻ nhìn thấy vùng riêng tư, nhất định không được lảng tránh. Đối mặt với vấn đề của trẻ, cha mẹ có thể giải thích về các cơ quan khác nhau trên cơ thể con người. Ví dụ như trẻ hỏi: 'Tại sao cơ thể của mẹ và của con lại khác nhau?', mẹ có thể trả lời với con gái mình, vì mẹ đã trưởng thành, đợi khi con lớn lên cũng sẽ giống như mẹ, như vậy nghi vấn của trẻ đã được giải quyết.
2. Phân biệt sự khác biệt giữa người khác giới
Ngoài ra, nếu bố vô tình để con gái nhìn thấy phần riêng tư, thì việc làm của cha mẹ cũng không nên trốn tránh, nên cho trẻ biết rõ về sự khác biệt giữa các bộ phận cơ thể khác nhau ở nam giới và nữ giới, đồng thời nói cho trẻ biết đúng tên của cơ quan đó. Cha mẹ cần giáo dục giới tính sơ bộ cho trẻ.
3. Nói cho trẻ biết những bộ phận trên cơ thể mà người khác giới không thể chạm vào
Trong khi giới thiệu cho trẻ em một số bộ phận trên cơ thể người, cha mẹ nên lưu ý nói với bé gái những bộ phận trên cơ thể (được gọi là vùng đồ bơi) mà người khác giới không được chạm vào, chỉ có mối quan hệ mật thiết nhất, chẳng hạn như người mẹ hoặc người bà mới có thể chạm vào. Nếu người khác giới động vào vùng nhạy cảm thì phải la hét, nói với giáo viên hoặc về nhà nói với cha mẹ. Nhất định phải dạy trẻ cách tự bảo vệ mình, không thể để người khác lạm dụng, xâm chiếm.
Cha mẹ thường ngại ngần đề cập đến các vấn đề giới tính cho trẻ, bởi họ cảm thấy xấu hổ, kết quả là không ít trẻ bị xâm hại tổn thương nhưng trẻ không dám lên tiếng để bảo vệ bản thân mình. Do đó, cha mẹ cần phải cung cấp cho các bé kiến thức phổ biến từ nhỏ và nó cũng có thể giúp các bé bảo vệ bản thân tốt hơn.
Nguồn: Sohu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!