Chữa bệnh run vô căn cần phải kiên trì: “Còn nước, còn tát”Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Bí quyết sống khỏe - 04/20/2024

Trong suốt 4 năm chữa bệnh run vô căn, ông Huy ngày nào cũng chỉ mong ước mình có thể tự gắp thức ăn trong bữa cơm gia đình. Nhiều lúc cảm thấy cô đơn trong cuộc chiến với bệnh tật, ông bế tắc đến mức chỉ muốn chết đi để giải thoát khỏi bể khổ!

Trong suốt 4 năm chữa bệnh run vô căn, ông Huy ngày nào cũng chỉ mong ước mình có thể tự gắp thức ăn trong bữa cơm gia đình. Nhiều lúc cảm thấy cô đơn trong cuộc chiến với bệnh tật, ông bế tắc đến mức chỉ muốn chết đi để giải thoát khỏi bể khổ!

Ông Nguyễn Quốc Huy (xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã thấy đôi bàn tay cầm bút hơi run run ngay từ khi còn đi học, nhưng mãi đến 2013 bệnh mới có những dấu hiệu rõ rệt. Từ những việc nhỏ nhặt như cài cúc áo, cạo râu đến gắp miếng cơm ăn đều trở nên khó khăn đối với ông…

Nghĩ lại những ngày tháng thui thủi ăn cơm một mình vì ngại phiền đến con cháu, ông Huy gắng gượng nở nụ cười: “Người ta có cả trăm điều ước lúc khỏe, nhưng đến khi bị bệnh thì chỉ còn lại một điều ước duy nhất là khỏe mạnh”.

Kể từ khi bác sĩ chẩn đoán là run vô căn – bệnh đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, cuộc hành trình 4 năm tìm cách chữa của ông chẳng khác nào một trận chiến dài hơi khi cố bám lấy từng chút hy vọng “còn nước, còn tát”.

Nỗi cô đơn len lỏi trong căn nhà…

Trò chuyện tiếp khách trong căn nhà ở thôn Đô Lương, ánh mắt ông Huy bỗng trở nên xa xăm… Ông kể về những ngày đầu tiên khi chứng run tay từ thơ bé bỗng dưng trở lại với mức độ ngày càng trầm trọng hơn.

“Lúc đó, tôi đang làm tổ trưởng tổ thanh tra, tự dưng thấy tay run không viết được nữa. Tôi nghỉ một chút thì lại thấy bình thường nhưng về sau bệnh cứ tăng dần, tăng dần…

Tình hình tệ nhất là ảnh hưởng của bệnh run tay đến sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Tôi ngồi ăn cơm mà mỗi lần gắp rau hay chấm nước mắm là rất ngại vì cứ vẩy vào con cháu. Tôi buộc lòng phải sinh hoạt riêng, không dám ngồi chung nữa. Khi tôi cầm cốc nước bằng cả hai tay cũng bị sánh ra ngoài. Tôi đi ăn cỗ nhiều khi phải nhịn đói vì không gắp được thức ăn, chỉ có thể dùng tay bốc…”

Chứng run tay không chỉ là một cú sốc lớn đối với cả gia đình mà còn trở thành rào cản khiến ông Huy ngày càng cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của mình!

Chữa bệnh run vô căn cần phải kiên trì: “Còn nước, còn tát”Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Ông Nguyễn Quốc Huy (xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bị run tay từ khi còn đi học.

Cái chết có giải thoát khỏi bể khổ?

Bước sang nửa kia cuộc đời ở độ tuổi 66, ông Huy không chỉ bị run tay mà còn mắc kèm bệnh thoái hóa cột sống cổ gây đau vai gáy và bệnh trĩ. Ông tưởng chừng như tuyệt vọng khi phải đối chọi một lúc với những căn bệnh có thể biến một con người trở thành vô dụng và thừa thãi.

“Tôi còn bị mắc kèm thêm bệnh trĩ khiến mình không dùng được giấy khi đi vệ sinh. Nhiều hôm tôi cầm vòi xịt mà lại làm ướt hết cả quần áo do tay bị run. Rồi đến lúc cạo râu thì dao cạo chỉ chực mấp vào môi nên không dám cạo. Tôi đánh răng vốn đã khó khăn lại có nguy cơ chọc rách cả môi…”

Bất lực vì không thể tự xoay xở được, ông Huy buộc lòng phó mặc mọi sinh hoạt cá nhân cho con cháu trong nhà. Những khi không có con cháu ở bên cạnh, nỗi cô đơn chiến đấu với bệnh tật trở thành nỗi mặc cảm nặng nề như chờ chực nuốt chửng lấy người đàn ông đầu tóc đã muối tiêu…

Ông bế tắc quá, có những lúc ông đã nghĩ đến cái chết với nỗi hoang mang muốn được giải thoát khỏi bể khổ càng sớm càng tốt!

Thế nhưng, lòng ông chùng lại khi nhìn thấy sự tận tâm chăm sóc của con cháu dành cho mình. Có người ông hay người cha nào lại không muốn được gần gũi bên con cháu đến cuối đời? Dù biết bệnh run vô căn rất khó chữa, ông vẫn quyết tâm bắt đầu cuộc hành trình sống chung với bệnh một cách hòa bình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh run tay vô căn, phải làm sao?

Còn nước thì nhất định phải tát!

Chữa bệnh run vô căn cần phải kiên trì: “Còn nước, còn tát”Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Ông Huy đã có thể cầm được cốc nước sau thời gian dài bị run tay.

Ông Huy bắt đầu hành trình chữa bệnh run vô căn của mình bằng chuyến đi Bắc Giang vào cuối năm 2013. Sau nửa năm tìm kiếm ròng rã và tốn kém, ông thấy mình ăn ngủ được hơn nhưng tình trạng bệnh thì vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Ông lại lên đường đi Thác Bà, Yên Bái, Hòa Bình với hy vọng tìm được thầy hay, thuốc tốt. Suốt một năm vất vả bôn ba khắp nơi, bệnh của ông chẳng những không thuyên giảm mà còn trở nặng hơn.

Một lần lên mạng tìm hiểu cách chữa bệnh run tay, ông Huy tình cờ đọc được chia sẻ của người bệnh tại Bắc Giang đã đỡ bệnh nhờ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện (*). Với ý nghĩ “còn nước, còn tát”, ông Huy quyết định thử vận may với cách điều trị Đông y này bất chấp sự can ngăn của người nhà.

“Tôi uống thử 3 hộp đầu tiên, đến hộp thứ 3 thì thấy chưa chuyển biến rõ rệt, chân tay vẫn run nhưng tình trạng vai gáy đã cải thiện. Tôi ăn ngủ tốt, không còn đau vai gáy khi trở trời mà chỉ hơi khó chịu chứ không đau nhức như mọi khi. Bệnh đau lưng của tôi cứ 2 tháng đến 3 tháng là lại xuất hiện nhưng từ khi uống Vương Lão Kiện từ tháng thứ 4 tới giờ, tôi thấy đã đỡ nhiều. Khi uống đến hộp thứ 7, tôi thấy môi đỡ bị giật nên rất tin tưởng sản phẩm này và cứ yên tâm uống.

Đến hộp thứ 15 thì tôi đã có thể cầm được đũa ăn bình thường. Lúc ấy tôi vui lắm, cả nhà cũng mừng. Tôi uống đến hộp thứ 20 là có thể đi xe được rồi. Trước đây, tôi cầm quân cờ không được vì run lắm… Nhưng bây giờ thì tôi cầm thoải mái, để ý kỹ thì người ta vẫn thấy run nhưng có thể chơi cờ được rồi. Nếu so với lúc nặng nhất thì bây giờ tình trạng bệnh của tôi đã cải thiện được đến 85%.”

Bạn có thể tìm hiểu thêm:Vương Lão Kiện có tốt không?

Cuộc hành trình ròng rã kéo dài 1460 ngày chữa bệnh run vô căn của ông Huy cuối cùng đã gặt hái quả ngọt. Ông không thể điều trị hết hẳn hoàn toàn song lại thành công khi tìm cách sống chung với bệnh một cách hòa bình. Nếu ông không kiên trì với tinh thần “còn nước, còn tát” thì có lẽ giờ đây đã nằm yên một chỗ chờ con cháu phục vụ như một người tàn phế!

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thảo Viên | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • [Hỏi đáp bác sĩ] Tại sao bị run tay?
  • Cách chữa bệnh run tay chân đơn giản có thể bạn chưa biết
  • Đừng chủ quan khi bạn bị run tay!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!