Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính thường gặp nhất ở người trung niên và người có tuổi. Đây là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp, thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều. Vậy nguyên nhân thoái hóa khớp, chữa đông y thoái hóa khớp như thế nào? Sau đây Lily & WeCare sẽ cung cấp những thông tin để các bạn cùng tham khảo.
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh thoái hóa khớp
Sự lão hóa
Theo quy luật của tự nhiên, ở người trưởng thành khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần và hết hẳn khi càng về già. Các tế bào sụn cũng suy giảm dần theo thời gian tích tuổi sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm, dễ sinh bệnh thoái hóa khớp.
Yếu tố cơ giới
Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa nhanh ở các vị trí khớp trên cơ thể con người. Yếu tố cơ giới thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp hoặc đĩa đệm, là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa khớp thứ phát, bao gồm: Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của khớp và cột sống, các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản làm thay đổi hình thái, tương quan của khớp và cột sống. Ngoài ra sự tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp cũng dễ dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.
Các yếu tố khác
Di truyền, nội tiết (mãn kinh, tiểu đường, loãng xương do nội tiết, do thuốc), chuyển hóa từ bệnh Gout.
Biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là biểu hiện lâm sàng giữa đau khớp và cột sống mạn tính. Bệnh là sự thoái hóa ở sụn khớp và đĩa đệm cộng những thay đổi ở phần sụn dưới và phần boạt dịch. Nguyên nhân chính của bệnh thoái hóa khớp là do quá trình lão hóa và sự giảm chức năng các khớp xương.
Bệnh thoái hóa khớp được xem là căn bệnh của tuổi già, thoái hóa khớp tiến triển chậm từ từ và ăn sâu vào người bệnh khiến căn bệnh khó trị hơn. Người bệnh thường chỉ có cảm giác đau nhức, đầu gối sưng đỏ, ngồi xuống đứng dậy thì đầu gối kêu răng rắc hoặc chân co cứng, đi lại khó khăn. Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp, tuy nhiên bệnh về khớp là dạng bệnh mãn tính cần có thời gian điều trị lâu dài không thể hết trong ngày một ngày hai. Giúp người bệnh bớt đau nhức và duy trì cải thiện việc đi lại chính là điều đầu tiên cần làm cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp.
Chữa đông y thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là căn bệnh kinh niên của người có tuổi thậm chị còn biểu hiện ở người chỉ mới 40-45 tuổi. Để tránh tình trạng các khớp xương bị thoái hóa sớm, bạn có thể xem một số phương pháp đông y chữa thoái hóa khớp sau đây:
Thuốc Đông y PT5 chữa bệnh thoái hóa khớp
Dùng lá lốt, thiên niên kiện mỗi thứ 10 gram. Hà thủ ô, cây trinh nữ, sinh địa mỗi thứ 12 gram. Cỏ xước, hổ phục linh mỗi vị 16 gram, với 8 gram quế chi.
Tất cả cho vào nồi đất hoặc ấm sứ, đổ nước ngập thuốc sau đó đun khoảng 60-90 phút. Mỗi ngày uống 1 thang bệnh thoái hóa khớp sẽ thuyên giảm dần.
Độc hoạt, tang ký sinh
Dùng độc hoạt, sinh địa, đảng sâm, ngưu tất, đương quy, đỗ trọng mỗi thứ 12 gram. Tế tân, quế chi 4 gram. Phòng phong, phục linh, bạch thược 10 gram và tang ký sinh 16 gram. Cam thảo 4 gram, tần giao, xuyên khung mỗi thứ 8 gram.
Trộn các nguyên liệu trên cho vào nồi đất hoặc ấm sứ, đổ nước ngập thuốc sau đó đun khoảng 60-90 phút. Dùng thứ thuốc đông y này uống mỗi ngày thì bệnh thoái hóa khớp sẽ thuyên giảm nhanh chóng, nhất là vùng khớp đầu gối sẽ bớt sưng.
Ăn ngào trị bệnh thoái hóa khớp
Dùng 2 kg trái ngào rửa sạch, phơi khô. Sau đó, cho thêm lượng muối vào vừa đủ để trái ngào thấm. Đem ra phơi bên ngoài để trái ngào hấp thụ nắng và sương (như làm chanh muối). Đến khi trái ngào chuyển sang màu nâu, hơi mềm thì lấy ra dùng ăn dần, có thể dùng nước để thoa lên khớp chân hoặc uống.
Ngoài ra, cũng có thể hái trái ngào chín chấm muối ăn không. Chỉ nên dùng 1 trái chia làm 3 lần trong ngày.
Rượu thuốc chữa bệnh thoái hóa khớp
Dùng 1-2 kg gừng tươi, cắt mỏng, rang khô sau đó cho vào bình cỡ lớn, cho thêm 2-3 lít rượu vào, đậy nắp. Để ngâm cho tới khi thấy gừng và rượu đã ngả sang màu vàng (như màu trà), ngửi thấy mùi gừng và rượu đã hòa quyện thì dùng nước rượu thuốc này thoa lên vùng khớp bị đau.
Hàng ngày nên dùng 2-3 lần, nó sẽ giúp cải thiện được tình trạngthoái hóa khớp hiệu quả.
Châm cứu
Phương pháp châm cứu là phương pháp đông y chữa bênh thoái hóa khớp được áp dụng từ xa xưa, có tác dụng giảm đau, làm cho khí huyết tại khớp lưu thông ổn định hơn. Châm cứu thường chọn những huyệt tại chỗ như độc tỵ, hạc đỉnh, âm lăng tuyền để châm cứu. Châm 1 ngày/lần, từ 10-20 mũi kim châm.
Ngoài việc dùng thuốc đông y chữa bệnh thoái hóa khớp, mọi người nên có một chế độ ăn uống kiêng cữ hợp lý, tránh mang vác nặng. Nên ăn nhiều rau xanh thực phẩm chứa vtamin D, canxi, tránh ăn nhiều mỡ động vật, đường, tinh bột. Hạn chế ăn thực phẩm gây đau nhức như đậu bắp, nấm, cà tím, khổ qua...
Trên đây là những thông tinLily & WeCaremuốn cung cấp cho các bạn đọc, hi vọng những phương phápchữa đông y thoái hóa khớp sẽ giúp các bạn giải tỏa cơn đau nhức và sẽ sớm khỏi bệnh hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!