Chuyên gia chỉ cách ăn măng an toàn, không trúng độc

Dinh dưỡng - 03/29/2024

Măng luôn là món ăn ngon được nhiều người ưa thích. Mặc dù có độc, xong nếu bạn chế biến đúng cách thì không đáng lo ngại cho sức khỏe.

Theo Đông y, măng là một món ăn tốt cho sức khỏe vì sự đa dạng dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn.

Chuyên gia chỉ cách ăn măng an toàn, không trúng độc

Mang là món ăn ngon được nhiều người ưa thích.

Các thành phần dinh dưỡng trong măng được xem là vô cùng phong phú, nhờ sự giàu protein và amino axit, vitamin, canxi, phốt pho, sắt, cùng các nguyên tố vi lượng và cellulose nên đây được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, có thể ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.

Không những thế, nhiều người trong giai đoạn điều trị nhiều loại bệnh sẽ cần đến món măng như là một loại thuốc để hỗ trợ điều trị. Đây là lý do vì sao bạn nên hiểu về việc măng tốt với người này nhưng lại xấu với người khác, bị mang tiếng 'thị phi' như vậy.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều vụ ngộ độc xảy ra sau khi ăn măng là do độc tố cyanide. Dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể.

Chuyên gia chỉ cách ăn măng an toàn, không trúng độc

Măng tươi chưa luộc chứa chất độc chết người.

Theo tài liệu của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, khoảng100 g măng tươi chưa luộc có 32-38 mg HCN. Ở măng đã luộc kỹ (đổ nước), lượng chất này còn 2,7 mg, ở măng tươi ngâm chua là 2,2 mg, ở nước luộc măng là 10 mg. Với liều 50-60 mg (tức vào khoảng 200 g măng tươi chưa luộc), HCN sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở...

Tuy trong măng có chất độc nhưng lại rất dễ xử lý, do đó không quá lo ngại khi thưởng thức món ăn này. Bởi HCN có tính chất hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng. Sở dĩ có nhiều vụ ngộ độc là do ăn măng tươi chế biến không đúng cách, chưa loại bỏ được độc tố. Nếu sử dụng măng ngâm nước, măng chua hoặc đã phơi khô sẽ không gây hại.

Dân gian có lưu truyền khái niệm cho rằng ăn măng nhiều bị thiếu máu nhưng chưa có cơ sở khoa học nào để đưa ra kết luận này.

Dưới đây là một số người không nên ăn măng:

Trẻ tuổi dậy thì

Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.

Người bị sỏi thận

Axit oxalic kết hợp với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng.

Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan

Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.

Người dùng aspirin thường xuyên

Chuyên gia chỉ cách ăn măng an toàn, không trúng độc

Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.

Lưu ý, măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu không được chế biến đúng cách. Để loại bỏ chất độc, trước khi nấu, bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng. Tuyệt đối không ăn măng sống.

Phụ nữ đang mang thai

Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.

Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.

Người bị bệnh gút

Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.

Chuyên gia chỉ cách ăn măng an toàn, không trúng độc

Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân.

Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.

Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!