Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý độc thực phẩm dịp cuối năm

Thời sự - 03/29/2024

Từ đầu năm 2019 đến nay cả nước đã ghi nhận gần 60 vụ ngộ độc thực phẩm khiến gần 1.700 người mắc, 9 người tử vong.

Trong 10 tháng năm 2019 toàn quốc đã xảy ra 58 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.668 người mắc, 9 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2018 giảm 12 vụ ngộ độc thực phẩm và giảm 25% số người mắc. Theo Cục an toàn thực phẩm công tác kiểm tra thanh tra hậu kiểm về an toàn thực phẩm được triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương đã kịp thời ngăn chặn, phát hiện xử lý nhiều vụ vi phạm công khai kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngành y tế đã có 58 phòng kiểm nghiệm thực phẩm cấp tỉnh, ngành nông nghiệp còn 126 phòng kiểm nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO/IEC/17025.

Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý độc thực phẩm dịp cuối năm

Cơ quan chức năng tăng cường các hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Do nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm thường tăng cao trong dịp cuối năm, nhất là thời điểm mùa cưới và sau đó là Tết Nguyên đán. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm được dịp trà trộn vào hàng có chất lượng. Do đó, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần cẩn trọng chọn mua, bảo quản, tiêu thụ thực phẩm để phòng chống ngộ độc.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, có 3 nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm hay gặp: Thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và các độc tố của chúng; thực phẩm có chứa nhiều chất phụ gia như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị, hóa chất chống sâu mọt... vượt ngưỡng quy định; thực phẩm tự nó có chứa độc chất (cá nóc, gan cóc, trứng cóc, vỏ sắn, nấm độc, lá ngón...) hoặc thực phẩm bị nhiễm độc các hóa chất do ô nhiễm môi trường như thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc như kim loại (asen, kẽm, chì...).

Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý độc thực phẩm dịp cuối năm

Từ đầu năm đến nay cả nước xảy ra gần 60 vụ ngộ độc thực phẩm

Theo các chuyên gia y tế tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu… Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1 - 2 ngày sau khi ăn. Ngộ độc thực phẩm nặng thì có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Vì vậy, tự bảo vệ mình là biện pháp thiết thực đầu tiên, trong đó việc trang bị một số kiến thức về sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là cần thiết. Tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc, và khi thấy chính mình hoặc người thân có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm như đã kể trên, cần thực hiện các bước sơ cứu dưới đây:

Gây nôn (nếu người bệnh không có biểu hiện nôn): Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu đầu tiên nên làm là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Có thể dùng tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Khi tiến hành gây nôn cho người bệnh, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất thải nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không gây sặc cho người bệnh. Với người bệnh bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.

- Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi: Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài thì cơ thể sẽ bị mất nước. Chính vì vậy cần bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, nước oresol hoặc nước gạo rang.

- Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất: Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vậy nên bệnh nhân cần được sự trợ giúp của nhân viên y tế bằng cách gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Để dùng oresol an toàn: Các bác sĩ khuyến cáo cần đọc kĩ hướng dẫn cách dùng, liều lượng... nếu hướng dẫn pha với 200 ml thì cần pha chính xác 200 ml vì như thế sẽ đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp, pha quá ít hay nhiều nước hơn cũng sẽ nguy hiểm, thậm chí tử vong.

- Chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong 24 giờ, bảo quản kĩ tránh nhiễm bẩn, bởi, dung dịch có thể bị nhiễm khuẩn nếu để quá lâu và gây nguy hiểm cho người bệnh.

- Không chia nhỏ gói oresol rồi pha vì rất có thể các thành phần không đồng nhất và dễ gây nhầm lẫn thể tích khi pha.

- Không đun sôi dung dịch đã pha vì khi đó sẽ làm mất tác dụng của thuốc, bay hơi làm tăng độ thẩm thấu.

- Không pha với nước khoáng vì nước này có sẵn thành phần khoáng sẽ làm sai lệch nồng độ, nên pha oresol với nước đun sôi để nguội.

- Khi nhiều người cùng bị ngộ độc, không cho các người bệnh uống chung nước, uống chung oresol vì có thể làm tăng tình trạng của những người bị nhẹ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!