Có 2 hành vi của cha mẹ khiến trẻ chậm nói, cần phải sửa ngay không hối chẳng kịp

Làm mẹ - 11/24/2024

Cách tương tác của cha mẹ với con mới là nguyên nhân chính quyết định trẻ chậm nói hay không chứ không phải vấn đề sinh lý.

Trẻ em ngày nay khoảng 8, 9 tháng tuổi là có thể bập bẹ nói chuyện với bố mẹ, trẻ hơn 1 tuổi có thể nói lưu loát trôi chảy nhiều câu. Sự tiến bộ của trẻ chắc chắn có một phần không nhỏ nhờ sự hy sinh và chăm sóc của bố mẹ.

Trong quá trình trẻ học nói, nhiều phụ huynh sẽ nhận thấy có trẻ học nói rất nhanh, nhưng cũng có trẻ chậm chạp, không thể nói một câu hoàn chỉnh, điều này khiến các cha mẹ cảm thấy lo lắng, sợ con mình có vấn đề nào đấy không thể theo kịp những bạn cùng lứa tuổi.

Thật ra, cha mẹ không nên quá lo lắng, trẻ chậm nói một phần nguyên nhân là do sinh lý, còn phần lớn nguyên nhân là do yếu tố tâm lý. Nếu trẻ gặp vấn đề về sinh lý, bố mẹ có thể đưa trẻ đến gặp chuyên gia để có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu trẻ gặp vấn đề về tâm lý, điều này thường có liên quan mật thiết đến cách hành xử của bố mẹ.

Có 2 hành vi của cha mẹ khiến trẻ chậm nói, cần phải sửa ngay không hối chẳng kịp

Trẻ chậm nói một phần nguyên nhân là do sinh lý, còn phần lớn nguyên nhân là do yếu tố tâm lý (Ảnh minh họa).

2 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khiến trẻ chậm nói

Các phụ huynh cần lưu ý, sau đây là 2 sai lầm bố mẹ thường mắc phải ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, khiến trẻ chậm nói hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.

1. Bố mẹ giành nói hết phần trẻ

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, không biết cách diễn đạt ngôn ngữ nên khi trẻ chưa kịp nói thì họ đã 'cướp lời' giành nói với trẻ. Ví dụ, khi trẻ muốn ăn trái cây, trẻ chưa kịp nói mong muốn của mình, thì bố mẹ đã vô tình 'cướp lời' và nói thay phần trẻ, chẳng hạn như: 'Con muốn ăn xoài phải không?'.

Cách hành xử của phụ huynh đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy không nhất thiết phải học nói, bởi mọi chuyện đã có bố mẹ lo lắng và làm thay phần mình, điều này sẽ khiến trẻ mất đi ý thức bắt chước lời nói của người lớn, phản xạ bật ra lời nói, khiến trẻ ngày càng chậm nói.

Có 2 hành vi của cha mẹ khiến trẻ chậm nói, cần phải sửa ngay không hối chẳng kịp

Thiếu giao tiếp với con sẽ khiến trẻ chậm nói (Ảnh minh họa).

2. Bố mẹ thiếu giao tiếp với trẻ

Nhiều phụ huynh xem nhẹ việc tập nói cho trẻ, không dành thời gian trò chuyện với trẻ, họ nghĩ rằng nên để trẻ phát triển thuận theo lẽ tự nhiên, đến một mốc thời gian thì trẻ sẽ tự phát triển mà không cần cha mẹ can thiệp.

Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm nói. Ở giai đoạn học nói, trẻ đang háo hức đối với thế giới bên ngoài và muốn bắt chước theo, bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện và kết nối với trẻ nhiều, điều này sẽ giúp trẻ mạnh dạn nói và phát triển kĩ năng ngôn ngữ.

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề về ngôn ngữ

Trẻ sơ sinh không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào thì đặc biệt cần chú ý. Từ 12 đến 24 tháng, những trẻ có dấu hiệu sau bố mẹ cũng cần lưu ý hơn:

- Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ khi trẻ được 12 tháng tuổi.

- Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi.

- Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi.

- Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản.

Có 2 hành vi của cha mẹ khiến trẻ chậm nói, cần phải sửa ngay không hối chẳng kịp

Bố mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 số từ trẻ nói ra vào lúc 3 tuổi (Ảnh minh họa).

Bạn nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi có các dấu hiệu sau:

- Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ.

- Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu.

- Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.

- Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé).

- Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Bố mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 số từ trẻ nói ra vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm lưỡi ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói...

Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do vì sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Bố mẹ có thể làm gì khi trẻ chậm nói?

Giống như nhiều việc khác, phát triển khả năng nói là tổng hợp của khả năng bẩm sinh và nuôi dạy. Gen có thể tham gia vào việc trẻ nói sớm hay muộn. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dạy. Trẻ có được kích thích nói đúng mức ở nhà hay ở nhà trẻ không? Trẻ có cơ hội trò chuyện không?

Có 2 hành vi của cha mẹ khiến trẻ chậm nói, cần phải sửa ngay không hối chẳng kịp

Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa (Ảnh minh họa).

Và đây là một số việc các bậc phụ huynh có thể áp dụng tại nhà để con nhanh biết nói:

- Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa - nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ.

- Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng.

- Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa trẻ lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe trẻ trả lời. Dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề nên càng sớm càng tốt.

Nguồn: Sohu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!