Đậu nành hiện đang được sử dụng rất phổ biến. Thế nhưng gần đây một số người lại truyền tai nhaurằngđậu nành gây ung thư vú. Vậy điều này có chính xác không?
Chắc hẳn bạn từng nghe nói không nên ăn đậu nành nếu có nguy cơ mắc bệnh ung thu vú. Nhưng các bài báo lại nói rằng đậu nành có thể ngăn ngừa bệnh. Vậy sự thật là gì? Hello Bacsi sẽ giải đáp ngay đây.
Đậu nành hiện đang ngày càng phổ biến hơn trong chế độ ăn kiêng của người Mỹ, được chế biến dưới nhiều hình thức như đậu nành Nhật Bản, đậu phụ, đậu nành lên men (tempeh) và tương miso. Hơn thế nữa, đậu nành cũng là một nguồn protein có hàm lượng chất béo thấp. Loại protein này có trong sữa đậu nành, các chất thay thế thịt, ngũ cốc, các thực phẩm nướng và bánh dinh dưỡng.
Bạn có nên tránh những thức ăn trên hay cần ăn nhiều hơn? Để làm sáng tỏ vấn đề này, hãy tìm hiểu sự thật đằng sau 5 ý kiến về đậu nành nhé.
1. Tất cả các loại thực phẩm đậu nành đều gây ung thư vú?
Thực tế là bạn không nên cắt bỏ hoàn toàn lượng đậu phụ và đậu nành Nhật Bản khỏi chế độ ăn uống của mình.
Một giám đốc trung tâm y tế NYO Langone cho biết trong nhiều năm qua, đậu nành đã bị một tiếng xấu vì có chứa chất isoflavone. Loại hóa chất trên cây trồng này có cấu trúc tương tự như estrogen. Hầu hết các bệnh ung thư vú đều nhạy cảm với estrogen vì nó thúc đẩy sự phát triển của bệnh.
Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy chế độ ăn nhiều đậu nành không làm tăng khả năng phát triển ung thư vú và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ đó.
Trong một nghiên cứu tiến hành trên 73.000 phụ nữ Trung Quốc, các chuyên gia nhận thấy những người ăn ít nhất 13g protein đậu nành mỗi ngày, tương đương khoảng 1–2 khẩu phần, có khả năng gặp tình trạng ung thư vú ít hơn 11% so với những người ăn ít hơn 5g.
Vị giám đốc cho biết thêm ở các nền văn hóa châu Á, nơi mà mọi người ăn nhiều đậu nành từ khi còn trẻ, cũng giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Trong khi đó, một phân tích khác của loạt tám nghiên cứu cho thấy những người hấp thụ nhiều chất isoflavone đậu nành ít gặp tình trạng bệnh hơn 29% so với những người sử dụng đậu nành ít.
Một giám đốc y dược tại Mayo Clinic ở Scottsdale, AZ cho biết các thực phẩm từ đậu nành đều an toàn và được xem là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh
2. Bạn nên ăn đậu nành với một mức vừa phải
Cơ thể bạn có thể chuyển hóa các chất đậu nành tự nhiên trong đậu hũ, miso và sữa đậu nành. Những loại này khác với loại được bổ sung vào thực phẩm chế biến.
Protein đậu nành được tìm thấy trong các chất bổ sung, bột protein và các chất thay thế thịt thường bị lấy đi chất dinh dưỡng, như chất xơ, làm cơ thể khó tiêu hóa. Vì vậy, lượng protein hấp thụ vào cơ thể sẽ cao nếu bạn đang dùng protein hòa tan hoặc bánh mì xúc xích đậu nành thay vì ăn đậu nành Nhật Bản.
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn một lượng lớn đậu nành sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Trong một nghiên cứu gần đây, chất bổ sung đậu nành đã được chứng minh là “chuyển đổi” các gen kích thích sự phát triển của ung thư ở những phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn đầu.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn kèm với một lượng vừa phải, hoặc từ 1–2 khẩu phần đậu nành một ngày. Một phần bao gồm:
- Một nửa cốc đậu nành Nhật Bản nấu chín
- 1 chén sữa đậu nành
- 31,1g hạt đậu nành
- 93,3g đậu hũ
3. Ăn đậu nành để ngăn ngừa ung thư vú
Ăn một lượng đậu nành vừa phải tuy rất tốt, nhưng sẽ là vội vàng nếu cho rằng ăn nhiều đậu nành để giúp vòng một khỏe mạnh. Các chuyên gia tin rằng isoflavone trong đậu nành có thể giúp ngăn chặn estrogen làm kích thích tế bào ung thư vú thay vì thúc đẩy tăng trưởng tình trạng này.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên các độ tuổi khác nhau về tác dụng của đậu nành. Đậu nành sẽ tác động nhiều hơn đến phụ nữ sau mãn kinh, những người không sản sinh ra nhiều estrogen như một người 20 tuổi khỏe mạnh.
4. Bệnh nhân ung thư vú nên tránh ăn đậu nành?
Việc ăn một lượng đậu nành vừa phải không làm cho bạn có nhiều khả năng mắc ung thư vú hay làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng khuyên các bệnh nhân ung thư vú tránh bổ sung đậu nành.
Trong một báo cáo, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ các cuộc điều tra về chế độ ăn uống được thực hiện trên 9.500 phụ nữ người Mỹ và Trung Quốc. Họ cho biết người đã ăn nhiều đậu nành có nguy cơ tái phát bệnh ung thư ít hơn 25% so với những người ít ăn đậu nành.
Thế nhưng, một số chuyên gia lo ngại đậu nành có thể gây trở ngại cho các loại thuốc ung thư vú làm hạ mức estrogen, chẳng hạn như tamoxifen. Mặc dù vậy, nghiên cứu tương tự cho thấy đậu nành cũng bảo vệ chống tái phát ở những bệnh nhân dùng tamoxifen.
5. Đậu nành chỉ ảnh hưởng đến ung thư vú nhạy cảm với estrogen
Mặc dù isoflavone trong đậu nành đóng vai trò lớn hơn trong bộ thụ cảm estrogen giúp chống lại ung thư vú, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy ít có sự liên kết của chất này với các loại bệnh ung thu vú khác.
Phát hiện này xuất phát từ một nghiên cứu trên 756 phụ nữ Trung Quốc gặp tình trạng ung thư vú và khoảng 1.000 người khác không mắc bệnh. Tất cả phụ nữ trả lời câu hỏi về chế độ ăn uống của họ, bao gồm số lượng đậu nành mà họ ăn. Theo đó, người ăn nhiều đậu nành ít có khả năng gặp nguy cơ ung thư vú so với những người ăn ít hơn.
Phát hiện này không chứng minh rằng đậu nành đã ngăn ngừa ung thư vú ở bất kỳ phụ nữ nào. Nhiều nghiên cứu vẫn cần phải được thực hiện bởi vì các phân tích này có thể dưa trên những người ăn nhiều đậu nành đồng thời có lối sống lành mạnh hơn.
Hãy theo dõi chế độ ăn và tình trạng sức khỏe của chính mình để chứng minh được những tác dụng đến từ đậu nành. Nếu bạn ăn đậu nành thường xuyên, hãy dùng sữa đậu nành với ngũ cốc vào bữa ăn sáng của bạn nhé.
Vẫn chưa có câu trả lời tuyệt đối chính xác về sự ảnh hưởng của đậu nành lên cơ thể con người cũng như đậu nành có thưc sự làm tăng nguy cơ ung thư vú hay không. Điều mỗi chúng ta cần làm là dùng đậu nành một cách chừng mực, nghe theo lời khuyên của bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh và tránh nhiều nguồn thông tin sai lệch để bảo vệ cho sức khỏe tốt hơn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Ảnh hưởng của ung thư vú đến hẹn hò và hôn nhân
- Ngăn ngừa ung thư vú với 12 loại thực phẩm thơm ngon
- Liệu đậu nành có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn?
- Tác hại không ngờ từ việc uống sữa đậu nành quá nhiều
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!