Đừng xem thường 10 điều này khi mắc chứng rối loạn lo âu

Tâm lý - 04/19/2024

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh tâm lý phổ biến đối với con người trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên chúng sẽ trở nên tệ hơn nếu bạn...

Theo ước tính có khoảng 18% dân số nước Mỹ phải chống chọi với những rối loạn lo âu. Nó được cho là chứng bệnh thần kinh phổ biến nhất ở nước này. Trong khi cảm giác lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể khi đối diện với căng thẳng thì với nhiều người, sự lo âu này lại trở nên quá tải và khó kiểm soát gây ra những ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống hàng ngày.

Có rất nhiều những loại rối loạn lo âu với các triệu chứng biến đổi đa dạng, nhưng phần lớn chúng đều có điểm chung là sợ hãi và lo lắng. Cảm giác kinh hãi cũng rất phổ biến và chúng tồn tại thường trực trong nhiều tháng, thậm chí ngay cả khi không có lý do gì để cảm thấy lo lắng. Một vài những chứng rối loạn lo âu phổ biến bao gồm:

  • Rối loạn lo âu toàn thể (GAD);
  • Hội chứng sợ xã hôi (hay còn gọi là chứng ám ảnh xã hội);
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD);
  • Cơn hoảng loạn;
  • Chứng ám ảnh sợ hãi;
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD).

Sau đây là 10 điều có thể làm cho chứng rối loạn lo âu của bạn trở nên trầm trọng hơn. Đừng lo ngại quá nhiều hoặc tự phán xét bản thân nếu bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu dưới đây, thay vào đó hãy nhìn nhận những hành vi này theo chiều hướng tích cực hơn nhé.

Phủ nhận tâm trạng lo âu

Bạn có phủ nhận rằng mình đang phải chịu đựng sự lo âu? Điều này có thể phản tác dụng và làm phóng đại cảm giác lo lắng trong bạn. Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hoặc chứng ám ảnh sợ hãi.

Tránh né sự lo âu

Trốn tránh những nỗi sợ hãi nghe có vẻ như là một cách hợp lý để chống lại sự lo âu nhưng thực tế thì hành động này càng làm cho nỗi sợ hãi của bạn lớn thêm lên. Chẳng hạn như bạn mắc nỗi sợ lái xe trên đường cao tốc nên bạn sẽ chọn chạy xe ở những con đường nhỏ, dần dần bạn cũng sẽ phát triển nỗi sợ hãi khi chạy trên chính những con đường thường ngày ấy.

Tìm kiếm sự cam đoan từ những người xung quanh

Bạn cần sự đảm bảo từ những người xung quanh để củng cố các niềm tin phi lý của mình và đôi khi tạo nên những suy nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn như khi bạn đang lo lắng về hình ảnh của bản thân, bạn sẽ liên tục hỏi những người khác rằng: “Tôi đâu có béo phải không?”. Dù câu trả lời có là thế nào đi nữa thì nó cũng chẳng thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn chút nào vì ngay bản thân câu hỏi đã cho thấy bạn tin rằng bản thân mình béo rồi.

Ý nghĩ ma thuật (có khuynh hướng tự xem mình là tác nhân gây ra những sự kiện xung quanh)

Ý nghĩ ma thuật hay còn gọi là ý nghĩ quyền năng được xem là một phần của tri thức lệch lạc cố bám víu vào hy vọng để chữa khỏi nỗi lo âu ngay lập tức. Bạn không thể nào hóa phép cho mọi lo âu đó biến mất được nhưng bạn có thể trông chờ việc cải thiện và giảm nhẹ những triệu chứng trong tương lai.

Dựa dẫm vào các loại thức uống thảo dược

Trà hoa cúc và các loại nước giải khát từ thảo dược có thể sẽ giúp bạn giảm nhẹ được một vài triệu chứng lo âu, tuy nhiên chúng không có tác dụng trong việc chữa lành những nguyên nhân cơ bản gây ra nỗi lo âu của bạn. Nếu bạn trở nên quá phụ thuộc vào các liệu pháp thảo dược thì cách điều trị chống đỡ tạm thời này có thể mang tới kết quả cuối cùng là làm cho tình trạng lo lắng của bạn càng căng thẳng hơn.

Ngưng suy nghĩ

Nhiều người mắc chứng lo âu dùng dây chun hoặc các loại thiết bị khác để tác động vào cơ thể, ngăn bản thân khỏi những suy nghĩ lo âu. Điều này nhất thời có thể giúp giảm nhẹ tình trạng lo âu nhưng sau đó những suy nghĩ tương tự sẽ quay trở lại và thậm chí có thể nghiêm trọng hơn trước. Có thể nói, bạn càng cố gắng kiểm soát cơn lo âu của mình, nó sẽ càng trở nên mạnh hơn.

Phụ thuộc quá nhiều vào thuốc

Uống thuốc thường xuyên có thể làm giảm nhẹ triệu chứng, đặc biệt khi sự lo lắng của bạn có tính chất trầm trọng. Tuy nhiên cách này không nên là chiến lược độc nhất để bạn đối phó với chứng rối loạn lo âu. Ngoài ra, các loại thuốc này còn có những tác dụng phụ rất nghiêm trọng mà bạn cần xem xét và cũng giống như các thức uống từ thảo dược, việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng trên bề mặt chứ không thể chữa dứt điểm nỗi lo lắng. Thay vào đó, bạn cần kết hợp dùng thuốc với các phương pháp tiếp cận điều trị khác ví dụ như rèn luyện sức mạnh, trị liệu bằng giọng nói hoặc liệu pháp điều chỉnh hành vi nhận thức.

Những loại thuốc thường được kê đơn để điều trị căn bệnh này thường là các loại thuốc an thần thứ yếu như antivan, xanax và valium. Chúng có tác dụng an thần nhờ vào sự tăng cường hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh có tên là GABA giống như nhóm thuốc giảm đau và các hợp chất hoạt tính tìm thấy trong cần sa. Các loại thuốc này lần lượt kích hoạt các hormone tạo ra cảm giác sung sướng và vui thú trong não bộ của bạn.

Phân tâm (phương pháp điều trị một số rối loạn nhiễu tâm)

Các phương pháp trị liệu bằng giọng nói giúp bạn tập trung vào kí ức thuở thơ ấu và trong quá khứ để đem lại cảm xúc phấn chấn và chữa lành vết thương tâm lý đối với vài người. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy đây không phải là hình thức trị liệu bằng giọng nói hiệu quả nhất trong việc điều trị nỗi lo âu. Các biện pháp tốt hơn sẽ tập trung vào hiện tại hơn là quá khứ.

Rượu và thuốc phiện

Rượu và thuốc phiện có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác lo lắng nhất thời nhưng rất có khả năng sẽ làm cho tình trạng của bạn càng nghiêm trọng hơn về lâu dài. Tất nhiên, bạn rất có thể sẽ trở nên nghiện và phụ thuộc vào chúng, biến chúng thành các thách thức tâm lý khác.

Tâm lý bất lực do huấn luyện

Việc tiếp nhận một lối tư duy cho rằng bản thân bạn hoàn toàn bất lực trong việc kiểm soát các suy nghĩ, và rằng mình không thể làm gì để ngăn cản tâm trạng lo lắng này có thể khiến bạn rơi vào vòng luẩn quẩn. Điều này sau cùng sẽ khiến cho tình trạng lo âu của bạn ngày càng tệ hơn. Một số nhà khoa học tin rằng để thành công vượt qua nỗi lo âu, bạn nên tránh rơi vào cạm bẫy tâm lý bất lực, thay vào đó hãy chủ động đương đầu với thách thức trong đời sống cảm xúc và hướng đến chữa lành vết thương tâm lý.

Tóm lại, khi bạn đang mắc chứng rối loạn tâm lý và đặc biệt là rối loạn lo âu, bạn nên tìm đến bác sĩ và dũng cảm đương đầu với căn bệnh để có thể chiến thắng những căn bệnh nghiêm trọng này nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Rối loạn tâm lý ở trẻ em – đừng xem thường!
  • Trẻ em có thể mắc những bệnh tâm lí thần kinh nào?
  • 5 thực phẩm giúp bạn hết lo âu căng thẳng mỗi ngày

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!