G-spot (điểm G) là gì mà ai nghe cũng hiểu, nhưng ít ai tìm được điểm G bí ẩn của mình

Giới tính - 04/25/2024

Điều bí ẩn này rốt cuộc là gì mà ai ai cũng biết, nhưng phần lớn lại không định nghĩa được đúng về điểm G.

Cực khoái có thể giúp giảm stress, cải thiện tình trạng da và khiến bạn cảm thấy tuyệt vời. Tuy nhiên đối với nhiều cô gái, hai chữ 'cực khoái' tưởng chừng như đơn giản ấy thực ra không đến dễ dàng. Thậm chí nhiều người còn tưởng rằng nó chỉ là 'huyền thoại' vì hiếm ai đạt được, nhất là cực khoái đạt được từ điểm 'G' bí ẩn. Theo như một nghiên cứu từ năm 2017, chỉ có khoảng 18% phụ nữ đạt cực khoái nhờ cách thâm nhập âm đạo (mà không cần các biện pháp kích thích khác).

G-spot (điểm G) là gì mà ai nghe cũng hiểu, nhưng ít ai tìm được điểm G bí ẩn của mình

Chỉ có khoảng 18% phụ nữ đạt cực khoái nhờ cách thâm nhập âm đạo.

Nếu bạn đang cảm thấy 'vô vọng' vì chưa bao giờ đạt được cực khoái bằng điểm 'G' thì điều này chưa chắc là bất khả thi với bạn. Mặt khác, chúng ta cũng nên chuẩn bị tinh thần rằng có một số phụ nữ không có khả năng đạt được cực khoái thông qua điểm G trong đường âm đạo. Vì vậy, bạn đừng vội thất vọng đâu nhé. Và nếu bạn vẫn tò mò về nó thì chúng ta phải định nghĩa được điểm bí ẩn này đã.

Điểm 'G' là gì?

G là tên gọi thường thấy của cái mà nhiều người xem là 'điểm cực khoái' trong âm đạo của người phụ nữ, cho rằng nó là chìa khoá cuối cùng đẫn dến 'trải nghiệm đời người'. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học (và cả những cô gái chưa bao giờ tìm thấy điểm này) đã đặt ra câu hỏi là nó có thật không? Câu trả lời là: 'khá phức tạp', theo trang Healthline.

'G' thực ra có tên 'cúng cơm' đầy đủ là Gräfenberg, là khái niệm được giới thiệu bởi bác sĩ Ernst Gräfenberg (bác sĩ phụ khoa người Đức) về vùng nhạy cảm trong âm đạo người phụ nữ sau một lần khám phụ khoa. Ngoài ra, nhà tình dục học Beverly Whipple cũng nhận ra sử dụng thủ thế 'ngoắc ngón tay' bên trong âm đạo có thể sản sinh ra phản ứng thể chất của người phụ nữ. Whipple tin rằng khu vực này là chìa khoá giúp phụ nữ đạt cực khoái khi quan hệ.

Điểm G là khái niệm được giới thiệu bởi bác sĩ phụ khoa người Đức Ernst Gräfenberg.

Tuy nhiên, một điều quan trọng cần phải biết là điểm G không thực sự là một bộ phận độc lập trong cấu tạo cơ thể của bạn. Trong thực tế, trong một nghiên cứu năm 2017, các nhà nghiên cứu cố gắng tìm điểm G nhưng không tìm được.

Điểm G thực ra không phải là một điểm nhất định trong âm đạo, mà là một phần của mạng lưới thần kinh cửa mình (clitoris). Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn kích thích điểm G, nghĩa là bạn cũng đang kích thích một phần mạng lưới thần kinh của cửa mình. Mặt khác, khu vực G này có thể khác theo từng cơ thể của mỗi người phụ nữ nên đừng áp đặt bất kì nguyên tắc nào lên mình và rất khó để định vị. Tuy nhiên nếu định vị được vùng này và liên tiếp kích thích thì bạn có thể đạt được cực khoái.

Làm thế nào để tìm ra điểm G?

G-spot (điểm G) là gì mà ai nghe cũng hiểu, nhưng ít ai tìm được điểm G bí ẩn của mình

Vùng màu vàng là khu vực điểm G thường thấy.

Tìm điểm G có thể là một hành trình khó khăn, nhất là khi nó không có trên bản đồ cơ thể con người, tuy nhiên như vậy cũng không có nghĩa là điều này bất khả thi. Thay vì nhờ đối tác tìm kiếm điểm đó, bạn có thể... 'tự thân vận động'. Do không ai hiểu cơ thể của mình hơn bản thân, việc tự tìm kiếm có thể dễ dàng hơn.

Lời khuyên để tìm kiếm điểm G 'huyền thoại' này bắt đầu bằng việc thư giãn và thả lỏng trong một không gian mà bạn cảm thấy an toàn, thoải mái. Sau đó, hãy bắt đầu 'nhập tâm' bằng một số động tác khởi động (kích thích bên ngoài cơ thể) trước khi bắt đầu tìm kiếm điểm G. Điểm G thông thường sẽ nằm ở phần vách tường hướng lên trên rốn của bạn. Tuy nhiên, đừng nên dùng lực quá mạnh và nhớ là điểm G không phải một điểm, không phải là một chiếc 'công tắc' nhất định mà là một vùng. Hãy cố thám hiểm xung quanh để tìm cảm giác tốt nhất cho bản thân.

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn cho rằng mình đã tìm được điểm G, thì có khả năng cực khoái nhờ điểm G cũng chưa chắc đã mang lại thoả mãn cho bạn như cực khoái ở những vùng khác (cửa mình chẳng hạn) và điều này là hoàn toàn bình thường. Mỗi người có cấu tạo khác nhau như thế đấy!

Source (Nguồn): Healthline

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!