Chị N.T.S (35 tuổi, đến từ Bắc Ninh) phát hiện mắc basedow từ khi còn là sinh viên đại học.
Chị N.T.S (35 tuổi, đến từ Bắc Ninh) phát hiện mắc basedow từ khi còn là sinh viên đại học. Nhưng chị không phải là trường hợp duy nhất trong gia đình mắc bệnh.
Trong 7 thành viên của gia đình, ngoại trừ bố mẹ thì cả 5 chị em gái của chị S. đều mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, đặc biệt trong đó có 2 người được chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
Chị S. phát hiện bị basedow từ năm 2007. Chị S. là trường hợp đầu tiên phát hiện mắc basedow, theo khám và điều trị định kỳ tại Bệnh viện được hơn 12 năm nay.
Thời gian gần đây, trong quá trình kiểm tra định kỳ, chị tiếp tục được chẩn đoán có nhân tuyến giáp. Trước đó, em gái của chị S. cũng được chẩn đoán mắc basedow kèm bướu nhân tại Bệnh viện huyện trong một lần bị ốm.
Là người trực tiếp khám và điều trị cho chị S., nhận thấy sự bất thường này, PGS.TS Trần Ngọc Lương đã khuyên chị cùng với gia đình nên đi khám sàng lọc.
Sau khi kiểm tra, chị gái cả của chị S. cùng người em gái thứ 5 được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp còn người em gái thứ 4 mắc basedow.
Trước khi phát hiện mắc ung thư tuyến giáp,chị S. và em gái không cảm thấy khó chịu gì cả, mọi sinh hoạt ăn uống hàng ngày trong gia đình đều diễn ra bình thường.
Chỉ khi 2 em gái cùng mắc bệnh basedow và trong vòng 1 tháng, sau khi xuống Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám, cả 5 chị em chị S. đều được phát hiện và chẩn đoán mắc bệnh về tuyến giáp.
Buồn nhất là chị S. cùng em gái thứ 5 được chẩn đoán ung thư tuyến giáp khiến tất cả mọi người trong gia đình đều hoang mang, lo lắng.
PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, gia đình chị S. là trường hợp khá hiếm gặp khi mà cả 5 chị em cùng mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.
Ngay sau khi khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư tuyến giáp, 2 người trong gia đình chị S. đã được bác sĩ tiến hành phẫu thuật và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. 3 người còn lại mắc basedow cũng đã được chúng tôi tư vấn và điều trị.
Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của cả 5 người trong gia đình chị S. đều ổn định, sinh hoạt bình thường, không còn tâm lý hoang mang, lo lắng nữa. PGS. Trần Ngọc Lương chia sẻ.
PGS Lương khuyến cáo, nếu thấy xuất hiện khối u ở cổ thì cần đi khám chuyên khoa ngay, còn đối với những trường hợp không có triệu chứng lâm sàng thì nên đi khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất từ đó có hướng tầm soát điều trị bệnh kịp thời.
Đối với ung thư tuyến giáp, chúng ta cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm chẩn đoán tế bào học để phát hiện.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!