Về cơ bản, cơ chế tăng cân là do chúng ta ăn quá nhiều, nạp lượng calo nhiều hơn mức năng lượng tiêu thụ được. Ví dụ như cơ thể chúng ta tiêu thụ 2000 calo/ngày mà nạp đến 3000 calo, nên đã dư 1000 calo. Việc dư thừa calo thường xuyên diễn ra thì rất dễ dẫn đến tăng cân.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu công bố trên Psychosomatic Medicine phát hiện ra nguyên nhân khiến nhiều người trẻ tuổi, đây là độ tuổi lẽ ra có mức trao đổi chất cực tốt, mặc dù ăn ít hơn bạn đồng lứa tới 35% lượng calo nhưng cân nặng của họ vẫn tăng một cách khó hiểu.
Các chuyên gia đã chỉ ra rất có thể đây là những 'thủ phạm' giấu mặt khiến cân nặng của bạn bị tăng mất kiểm soát:
Tăng cân do mất ngủ
Mât ngủ chính là 'thủ phạm' hàng đầu khiến bạn tăng cân. Ảnh minh họa
Khi bạn bị mất ngủ, cơ thể bạn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan trong cơ thể không đảm nhiệm được chức năng vốn có của nó khiến lượng calo không tiêu hao hết sẽ tích thành mỡ. Mặt khác, nhiều người không ngủ được cho rằng nên dậy và ăn món gì đó ấm bụng sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đồng nghĩa với nó là bạn cũng dễ tăng cân hơn.
Tăng cân do căng thẳng – stress
Ảnh minh họa
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra mức độ tương đồng giữa béo phì với những người bị stress. Stress và béo phì là hai người bạn đồng hành trong xã hội hiện đại. Khi áp lực công việc, cuộc sống căng thẳng dễ gây stress, phụ nữ nói riêng bị căng thẳng càng dễ tăng cân do tình trạng bị stress có thể làm chậm quá trình trao đổi chất. Những người bị stress, một loại peptit được hình thành trong cơ thể, nó sẽ tạo thành các khối mỡ, nhất là ở vùng bụng.
Tăng cân do dùng thuốc
Ảnh minh họa
Ít ai có thể nghĩ rằng việc dùng thuốc có thể khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát. Nếu như bạn tăng lên khoảng 2kg so với trước khi chưa uống thuốc thì có thể việc tăng cân đột ngột này do thuốc gây nên.
Theo các chuyên gia, nhiều loại thuốc có tác động đến việc tăng cân nhiều – ít khác nhau, bạn có thể nói với bác sĩ để đổi loại thuốc khác chứ không tự ý thay đổi hay ngừng thuốc.
Tăng cân do mắc bệnh tuyến giáp
Một số căn bệnh khiến bạn sụt cân nhanh chóng, nhưng ngược lại cũng có những căn bệnh làm bạn tăng cân nhanh. Ví dụ như bệnh liên quan đến sự hoạt động của tuyến giáp.
Tuyến giáp tiết ra các loại hormon khác để kiểm soát sự trao đổi chất. Một khi quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng thì khả năng đốt cháy năng lượng của cơ thể sẽ bị kém đi, lượng mỡ thừa không được đốt cháy hết sẽ tích tụ lại nhiều hơn và khiến bạn tăng cân. Vậy nên, khi thấy các triệu chứng như mệt mỏi, ngủ li bì, khản giọng, đau đầu… tốt nhất nên đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời.
Tăng cân khi mãn kinh
Ảnh minh họa
Quá trình tăng cân này bắt đầu trước thời kỳ mãn kinh khoảng 1-2 năm. Mỡ không phân bố đều trên cơ thể mà tập trung nhiều ở phần bụng, mông và đùi khiến cơ thể mất cân đối… Hơn nữa, tăng cân trong thời kỳ mãn kinh còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp…
Theo thống kê, những người thời trẻ ít vận động sẽ khó điều chỉnh cân nặng khi mãn kinh và đến một tuổi nào đó cân nặng chỉ có leo thang. Do vậy tập luyện thường xuyên, kiểm soát tốt cân nặng ngay từ khi còn trẻ thì khi mãn kinh dù lượng cơ có giảm cũng không đáng ngại.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!