Theo các nhà nghiên cứu của Anh, những người biết tạo ra hạnh phúc cho riêng mình và có xu hướng sống tích cực thường sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn những người thường xuyên ủ rũ, hay buồn rầu.
Trong một nghiên cứu tại Đại học College, những người phụ nữ ở độ tuổi 50 chia sẻ tận hưởng cuộc sống giúp họ sống thêm được 37 năm thay vì 31 năm như những người phụ nữ luôn chìm trong bất hạnh khác.
Điều này cũng xảy ra tương tự với những người đàn ông ở độ tuổi 50. Người hạnh phúc sẽ kéo dài tuổi thọ của mình thêm 33 năm, còn người hay buồn rầu, chán nản sống thêm được 27 năm.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người phụ nữ và những người đàn ông vui vẻ sẽ được hưởng tuổi già trong an nhàn mà không bị mắc các bệnh mãn tính.
Sống hạnh phúc giúp con người kéo dài tuổi thọ. Ảnh minh họa.
Ông James Maddux – giáo sư danh dự ngành tâm lý học lâm sàng thuộc Đại học George Mason ở Fairfax, Mỹ cho hay:'Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hạnh phúc hơn, lạc quan hơn và có mức độ hài lòng cao hơn thường sẽ khỏe mạnh hơn và có xu hướng sống lâu hơn'.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên trang điện tử JAMA Network Open vào ngày mùng 10/7 năm nay. Để có được nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu khảo sát từ gần 9.800 người tham gia trên khắp đất nước Anh. Thông tin được thu thập từ năm 2002 đến 2013 và tuổi trung bình là 64.
Nhóm nghiên cứu chú ý đặc biệt đến báo cáo của từng người tham gia về chủ để 'hạnh phúc chủ quan' - về cơ bản, họ đang tận hưởng cuộc sống của mình như thế nào và họ cảm thấy thế nào về sức khỏe và tâm trạng của chính bản thân.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người có quan điểm tích cực hơn có xu hướng tận hưởng sức khỏe tốt hơn.
Ví dụ, những người đàn ông 50 tuổi hoàn toàn hạnh phúc với cuộc sống của họ có thể sống thêm gần 30 năm không bị ốm yếu và 21 năm không mắc bệnh mãn tính. Con số tương ứng với người đàn ông trầm cảm không tận hưởng cuộc sống là 22 và 11 năm.
Còn với phụ nữ ở tuổi 50 biết tận hưởng cuộc sống có thể sống hơn 31 tuổi mà không ốm đau và 22 năm không mắc bệnh mãn tính, 21 năm và 12 năm là con số tương ứng với những người phụ nữ hay buồn rầu.
Các chuyên gia cho biết vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng về lý do tại sao mối liên hệ giữa hạnh phúc và sức khỏe này tồn tại.
Liệu pháp hành vi nhận thức và tâm lý trị liệu có thể giúp người trưởng thành điều chỉnh cách họ nhìn cuộc sống và phản ứng với căng thẳng. Ảnh minh họa.
Nhà tâm lý học Nancy Mramor cho rằng: 'Những suy nghĩ tiêu cực tự động tạo ra một phản ứng căng thẳng trong hệ thống thần kinh, tạo ra sự hao mòn trên cơ thể. Khi bạn nghĩ rằng tôi có sức khỏe, mặc dù lúc đó bạn đang ốm, thì những tín hiệu tích cực vẫn sẽ được gửi đến cho cơ thể. Có bằng chứng cho thấy tránh xa mọi căng thẳng sẽ làm giảm gánh nặng cho cơ thể', Mramor cho hay.
'Những người hạnh phúc thường có lý do để sống,' Maddux nói. 'Họ thích cuộc sống của họ, vì vậy họ có xu hướng chăm sóc bản thân nhiều hơn những người khốn khổ'.
Cả Mramor và Maddux đều đồng ý rằng mọi người có thể thay đổi cách nhìn về cuộc sống nếu họ muốn.
'Bạn chắc chắn có thể kiềm chế suy nghĩ của mình. Nhưng bạn phải nhớ rằng điều ấy rất cần thiết và bạn phải có mong muốn thực hiện nó', Mramor chia sẻ.
Theo giáo sư Maddux, liệu pháp hành vi nhận thức và tâm lý trị liệu có thể giúp người trưởng thành điều chỉnh cách họ nhìn nhận về cuộc sống và phản ứng với căng thẳng.
Còn nhà tâm lý học Mramor cho rằng, thậm chí còn sẽ tốt hơn nếu như trẻ em được dạy cách quản lý căng thẳng và tập trung vào những thú vui trong cuộc sống.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng việc thay đổi cách nhìn thế giới của bạn sẽ kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh của bạn. Maddux lưu ý rằng yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc bạn lạc quan hay thất vọng.
'Yếu tố di truyền có thể khiến mọi người trở nên vui vẻ và lạc quan. Từ đó khiến cho bản thân có thể sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn', Maddux nói.
Nguồn: webmd
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!