[Hỏi đáp bác sĩ] Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Bí quyết sống khỏe - 04/17/2024

Câu hỏi tim đập nhanh có nguy hiểm không luôn đè nặng những người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, hẹp hở van tim hay từng mắc bệnh tim mạch.

Câu hỏi tim đập nhanh có nguy hiểm không luôn đè nặng những người mắc bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, hẹp hở van tim hay gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Tuy không phải lúc nào nhịp tim nhanh cũng đáng lo nhưng khi dấu hiệu này xuất hiện cùng lúc với các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi hoặc choáng ngất thì bạn cần lưu ý.

Không phải lúc nào tim đập nhanh cũng gây nguy hiểm vì đôi khi nhịp tim nhanh là để đáp ứng nhu cầu về oxy và dưỡng chất tăng cao của cơ thể. Tim có thể đập nhanh khi bạn ốm, sốt hoặc khi lo lắng, sợ hãi, hay làm việc và tập thể dục gắng sức. Bạn hãy cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải cho câu hỏi nhịp tim đập nhanh có nguy hiểm không nhé.

Một số dạng nhịp tim nhanh dễ trở nên nguy hiểm

[Hỏi đáp bác sĩ] Tim đập nhanh có nguy hiểm không?Tim đập nhanh có thể là dấu hiệu bệnh tim nguy hiểm

Ở người trưởng thành, nhịp tim bình thường khi nghỉ dao động trong khoảng giữa 60- 100 nhịp/phút. Nhịp tim nhanh là trường hợp tim đập trên 100 lần/phút khi nghỉ. Những người mắc bệnh tim mạch hoặc các bệnh mạn tính gây ảnh hưởng đến chức năng tim có thể gặp phải một số dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm sau đây:

• Nhịp nhanh thất:Tình trạng này là do sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền tín hiệu điện tim nằm ở tâm thất (buồng dưới của tim). Điều này làm cho tim phải co bóp, bơm máu nhanh hơn dẫn đến tâm thất không được đổ đầy máu, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt…Tình trạng này thường gặp ở những người bị nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim,  tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim hay biến chứng sau phẫu thuật tim mạch.

• Rung nhĩ:Là tình trạng tâm nhĩ (buồng trên của tim) đập nhanh và hỗn loạn, có thể lên đến 140 – 180, thậm chí trên 200 nhịp/phút. Khi đó tâm nhĩ rung lên chứ không đập được và gây ứ đọng máu tại buồng nhĩ, về lâu dài có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như huyết khối, đột quỵ.

• Rung thất: Là khi tim đập quá nhanh và hỗn loạn làm cho cơ tâm thất chỉ rung lên, khiến máu không được bơm ra khỏi tim để đi đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Đây là tình huống cần cấp cứu.

Các yếu tố khiến bệnh tim đập nhanh nguy hiểm hơn

[Hỏi đáp bác sĩ] Tim đập nhanh có nguy hiểm không?Bạn nên hiểu rõ các yếu tố tác động đến chứng tim đập nhanh để kiểm soát tốt hơn

Dưới đây là các yếu tố không chỉ khiến chứng tim đập nhanh xảy ra thường xuyên hơn mà còn có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm và khó điều trị khác.

1. Bệnh động mạch vành: Bệnh động mạch vành gây thiếu máu cơ tim và từ đó gây ra các rối loạn nhịp tim, đặc biệt là các cơn rung nhĩ và làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

2. Phẫu thuật tim mạch: Các thủ thuật liên quan đến tim như thay van tim, đặt stent… đều có khả năng gây ảnh hưởng hay làm thay đổi hệ thống dẫn truyền tín hiệu điện trong tim. Điều này có thể khiến tim đập nhanh hơn và  gây loạn nhịp tim.

3. Tổn thương cơ tim: Tình trạng cơ tim bị tổn thương gây ảnh hưởng đến thời gian dẫn truyền khiến nhịp tim bất thường. Đồng thời cũng làm cho cơ tim thay đổi, làm giảm khả năng bơm máu của tim. Đây là nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh và rối loạn nhịp.

4. Mất cân bằng điện giải: Sự mất cân bằng điện giải ở màng tế bào cơ tim do mất nước, rối loạn điện giải, khiếm khuyết kênh do di truyền… gây thay đổi nhịp tim, có thể dẫn đến tình trạng tim đập nhanh.

Bạn nên hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các yếu tố tác động đến chứng tim đập nhanh để có thể kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bí quyết giúp bạn giảm tim đập nhanh

[Hỏi đáp bác sĩ] Tim đập nhanh có nguy hiểm không?Bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc

Để cải thiện tim đập nhanh và phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra, bạn cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh, thay đổi lối sống hợp lý và kiểm soát bệnh bằng thuốc.

• Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, khoáng chất, bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 như thịt cá. Đồng thời, bạn cần tránh thực phẩm nhiều chất béo, đường, muối, các chất kích thích như rượu bia và thức ăn chế biến sẵn.

• Thay đổi lối sống hợp lý: Bạn nên giữ tinh thần thoải mái và ngủ đủ đúng giấc để tránh ảnh hưởng hệ thần kinh tim. Bên cạnh đó, bạn hãy vận động thể chất mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cũng như sức khỏe tim mạch. Bạn cũng nên tránh sử dụng thuốc lá hay tự ý dùng thuốc để tránh các nguy cơ gây tim đập nhanh.

• Kiểm soát triệu chứng bằng thuốc:Thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi… là các nhóm thuốc phổ biến được sử dụng nhiều hiệu quả trong các ca điều trị bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, đôi khi thuốc điều trị lại chính là nguyên nhân gây loạn nhịp tim nếu người bệnh sử dụng không đúng chỉ dẫn.

• Dùng sản phẩm hỗ trợ từ Khổ sâm:Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, Oxymatrin, Matrin và Kurarinone là các hoạt chất sinh học có trong cây Khổ sâm có khả năng làm ổn định nhịp tim thông qua nhiều cách khác nhau. Tác dụng cụ thể của Khổ sâm bao gồm:

– Điều hòa nồng độ các chất điện giải ở màng tế bào cơ tim giúp ổn định dẫn truyền trong tim nên giúp bạn kiểm soát nhịp tim hiệu quả, đặc biệt là các cơn rung nhĩ.

– Ngăn chặn quá trình phóng thích hormon gây co mạch nên làm giảm thiểu tình trạng tim đập nhanh, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Tác dụng này của Khổ sâm tương tự như nhóm thuốc chẹn beta (nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị tim đập nhanh, loạn nhịp). Tuy nhiên, Khổ sâm có lợi thế là không gây hạ nhịp tim quá mức và dùng được cho cả những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, Khổ sâm được sử dụng để hỗ trợ giảm và ổn định nhịp tim với tên thương hiệu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương  

Ninh Tâm Vương(*) đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành. Tuy sản phẩm ra thị trường chưa được lâu nhưng đã nhanh chóng nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh.

Ông Hoàng Gia (thị xã Văn Chấn, Yên Bái) chia sẻ trong suốt gần 10 năm bị tim đập nhanh do sẹo sau nhồi máu cơ tim, ông luôn cảm thấy bất an vì những cơn nhịp nhanh từ 140 – 160 nhịp/phút xuất hiện đột ngột với tần suất dày. Từ khi bị bệnh ông không dám đi xa quá 10km vì lo cơn nhịp nhanh lên không kịp cấp cứu. Ông chỉ thực sự giải tỏa được nỗi lo này kể từ sau khi dùng Ninh Tâm Vương kết hợp với thuốc uống theo đơn.

Tình trạng tim đập nhanh có nguy hiểm hay không phụ thuộc chính vào người bệnh và phương pháp điều trị. Vậy nên khi mắc căn bệnh này, bạn cần tuân thủ điều trị của bác sĩ và duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh.

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • [Hỏi đáp bác sĩ] Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
  • 10 cách làm giảm nhịp tim đập nhanh hiệu quả tại nhà
  • Như thế nào là nhịp tim thai bình thường?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!