'Hơn 95% học sinh bị sâu răng do vệ sinh răng miệng kém'

Nuôi dạy con - 03/29/2024

Tỷ lệ học sinh mắc bệnh răng miệng là rất cao với hơn 95% chủ yếu do vệ sinh răng miệng kém.

Theo PGS.TS Võ Trương Như Ngọc, Phó viện trưởng Viện đào tạo răng hàm mặt - Trường đại học Y Hà Nội cho biết, tỷ lệ học sinh mắc bệnh răng miệng là rất cao, hơn 95% trẻ em có răng sâu trong miệng, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhiều cặn bám thức ăn, các cháu dưới 7 tuổi: nhiều cháu sâu toàn bộ cả hai hàm, sâu vỡ lớn chỉ còn các chân răng trong miệng, các cháu trên 7 tuổi đã có răng vĩnh viễn thì khoảng hơn 50 % răng hàm lớn thứ nhất đã bị sâu vỡ lớn.

'Hơn 95% học sinh bị sâu răng do vệ sinh răng miệng kém'

PGS.TS Võ Trương Như Ngọc thăm khám răng miệng cho học sinh Trường tiểu học số 2 Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định

Tỷ lệch răng mọc lệch, kẹt do mất răng sữa sớm cao. Đặt biệt là hơn 95% trẻ không được can thiệp gì. Điều này cho thấy việc chăm sóc răng miệng cho lứa tuổi học đường ở đại phương này còn quá nhiều hạn chế.

PGS.TS Võ Trương Như Ngọc cho hay, hiện nay trên thế giới họ đã quan tâm đến nhiều vào việc dự phòng bệnh răng miệng cho trẻ em ngay từ khi người mẹ mang thai, đặc biệt ngay khi sinh, các quốc gia phát triển đã khuyến cáo trẻ cần được khám răng miệng ngay sau sinh để phát hiện các bệnh lý bất thường về niêm mạc miệng, tư vấn cách vệ sinh răng miệng khi chưa có răng, tư vấn cách cho ăn, cho bú để tạo điều kiện cho xương hàm được phát triển thuận lợi.

Khi răng sữa mọc, cần khám định kỳ để bác sỹ răng hàm mặt có thể tư vấn chăm sóc và sử dụng các liệu pháp Flủoide dự phòng sâu răng ngày từ đầu như sử dụng các Verni Fluoride định kỳ.

Các nước trong khu vực cũng đã quan tâm nhiều đến việc cần phải phát hiện sâu răng giai đoạn sớm, đây là giai đoạn đầu của sâu răng, tổn thương chỉ là các tổn thưởng mất khoáng, chưa tạo thành các lỗ sâu, ở giai đoạn này nếu đều trị tái khoáng kịp thời thì các tổn thương có thể hồi phục được hoàn toàn. Ở trường hợp này, đa phần các răng sâu đều bị vỡ lớn và không được điều trị, điều này cho thấy cần phải tăng cường việc dự phòng và điều trị sớm.

Ông Ngọc cho biết, tại Hàn Quốc tỷ lệ sâu răng của trẻ em từ 8 - 12 tuổi là 52 - 69%, thay đổi theo từng vùng miền. Tỷ lệ này tại Malaysia là 29,5% - 35% ở lứa tuổi 9 - 12 tuổi và tại Singapore tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi mẫu giáo khoảng 40%. Như vậy tỷ lệ sâu răng của trẻ em Việt Nam là rất cao.

'Hơn 95% học sinh bị sâu răng do vệ sinh răng miệng kém'

'Ngày 25/9 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình phối hợp cùng lớp Cao cấp Lý luận Chính trị K69.B19 thuộc Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức khám thiện nguyện cho gần 600 học sinh của Trường tiểu học số 2 Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ. Tại đây các bác sĩ đã khám và phát hiện hơn 95% học sinh mắc bệnh răng miệng, đa sâu răng, nhiều răng sâu trên miệng, nhiều răng không được điều trị bị vỡ hết thân răng chỉ còn chân răng'.

Trước thực trạng này TS Võ Trương Như Ngọc đưa ra khuyến cáo, để dự phòng bệnh sâu răng và viêm lợi cho trẻ em, điều trước tiên và cần làm là cần phải tăng cường việc giáo dục, hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho các trẻ ở nhà trường và ở gia đình.

Có thể đưa các bài giảng hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng vào chương trình giảng dạy chính thống để học sinh học được cách vệ sinh răng miệng đúng cách, nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh cách nội dung của chương trình nha học đường như: súc miệng bằng dung dịch Fluoride định kỳ, verni fluor định kỳ, trám bít hố rãnh, thăm khám định kỳ 6 tháng-1 năm/ 1lần để phát hiện và điều trị kịp thời các tổn thương sâu răng sớm.

Ngoài ra cần tăng cường nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho y tế tuyến cơ sở, vì việc dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu là rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe toàn dân.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng cho rằng, việc trẻ không được chăm sóc răng miệng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể chất toàn diện vì bộ răng có vai trò quan trọng thực hiện chức năng tiêu hóa, các bệnh lý răng miệng liên quan nhiều đến các bệnh lý đường hô hấp trên và các bệnh lý tim mạch.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!