Chị Nguyễn Thị Bạch L. 24 tuổi (Hà Nội) bỗng nhiên bị đau khớp vai, cứng khớp không thể giơ tay lên buộc tóc, thậm chỉ với tay lên qua đầu cũng rất đau.
Chị L. được chồng đưa tới khám tại Bệnh viện Việt Đức. Bác sĩ cho biết chị bị thoái hóa khớp vai. Cô gái trẻ bất ngờ bởi vì còn rất trẻ, công việc hàng ngày nhẹ nhàng không phải lao động chân tay.
L. nghĩ chỉ những người làm việc chân tay, bê vác mới bị thoái hóa. Tuy nhiên, khi bác sĩ hỏi ra thì lối sống của cô cũng đầy nguy cơ tạo ra thoái hóa khớp vai ở người trẻ.
L. kể cô làm công việc văn phòng, hàng ngày miệt mài ngồi trước máy tính. Không những thế, L. được coi là mọt phim. Buổi tối sau khi ăn uống xong cô lại nằm gắn mình với chiếc điện thoại xem phim. Có lúc L. thấy mỏi vai nhưng nghĩ mình nằm sai tư thế.
Cách đây khoảng 1 tuần, L. thấy vai đau mỏi và âm thầm chịu đựng. Đến 3 ngày sau, cô xuất hiện sốt, đau vai gáy không nhấc được tay lên thậm chí buộc tóc cũng không thể làm nổi.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Liên- Quyền Trưởng khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết trường hợp của L. không phải là hiếm. Hàng ngày PGS Liên gặp rất nhiều bệnh nhân trẻ như L. vào viện trong tình trạng thoái hóa khớp vai nặng.
Thoái hóa khớp vai đang xu hướng trẻ hóa
Theo PGS Liên, xã hội hiện đại có nhiều máy móc, phương tiện công nghệ khiến nhiều người ít vận đông. Nhiều bạn trẻ chỉ nằm giường lướt điện thoại, ipad dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp vai nhiều hơn.
Khớp vai là khớp hoạt dịch bao gồm sụn khớp, khoang khớp, bao hoạt dịch, bao khớp, dây chằng quanh khớp vai và mọi vận động đều cần hoạt động của khớp vai. Khớp vai nếu sử dụng thái quá cũng gây thoái hóa.
4 nguyên nhân gây thoái hóa
Theo PGS Liên các nguyên nhân gây thoái hóa:
Tuổi tác
Dị tật bẩm sinh
Chấn thương
Thói quen sinh hoạt, lười vận động, sử dụng chất kích thích không đúng mức.
Những người dễ gặp thoái hóa khớp vai đó là tuổi cao, người sử dụng quá mức khớp vai, ít vận động khớp vai. Người mang vác vật nặng, dân văn phòng ngồi gõ máy tính, ít rời khỏi vị trí làm việc quá 1 tiếng rất dễ thoái hóa khớp vai.
PGS Liên cho biết những triệu chứng mà bệnh nhân hay gặp - bệnh nhân thường kêu đau âm ỉ, đau dữ dội vùng khớp vai, đỡ khi nằm nghỉ.
Dấu hiệu nặng, bệnh nhân cứng khớp vai, đau không cử động được. Bệnh nhân không thể cử động được thậm chí với đồ vật, sinh hoạt hàng ngày và có thể nghe thấy tiếng lạo xạo khi cử động khớp vai. Vì ít cử động nên bệnh nhân có thể nhìn thấy dấu hiệu teo cơ, co rút, giơ tay lên khó, ít cử động, yếu tay.
Nếu bệnh nhân vào bệnh viện, các bác sĩ thăm khám và đưa ra các liệu pháp điều trị. PGS Liên cho biết các phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai rất nhiều. Nếu bệnh nhân đến sớm có thể áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng giúp bệnh nhân giảm đau, sưng nề, tăng cơ quanh khớp vai sử dụng điện trị liệu, nhiệt trị liệu giảm đau không phải sử dụng thuốc.
Biện pháp thứ hai: Vận động trị liệu, do đau bệnh nhân không cử động nên khớp vai cứng hơn, bác sĩ cho sử dụng các bài tập vận động cải thiện tầng vận động khớp vai. Di động các cơ vùng vai để trả lại vận động cơ, gân vùng vai.
Biện pháp thứ ba: Vì bệnh nhân hạn chế vận động như chải tóc, trang điểm, mặc áo nên bác sĩ cho biện pháp hoạt động trị liệu. Các hoạt động này làm thế nào để bệnh nhân có thể buộc được tóc, trang điểm được.
Tùy vào từng bệnh nhân để áp dụng các biện pháp trên. Khi khám, bác sĩ sẽ đánh giá tìm nguyên nhân gây thoái hóa và bệnh nhân thoái hóa ở giai đoạn nào để có chiến lược, kế hoạch điều trị cụ thể.
Các kế hoạch điều trị đều được hội chẩn ở nhóm trị liệu từ bác sĩ đến kỹ thuật viên. Nếu ở giai đoạn sớm bệnh nhân trị liệu khoảng 2 tuần, nặng hơn có thể 4 tuần.
Biến chứng của thoái hóa khớp vai: có nhiều bệnh nhân chủ quan hơi đau nhẹ vùng khớp vai tự chữa ở nhà hoặc không đi chữa đến khi đi khám thì bệnh nhân đã cứng hết khớp vai, tay yếu, cầm nắm khó khăn. Vì vậy, triệu chứng đầu tiên thấy đau vùng vai cần phải đi bác sĩ để được tư vấn trực tiếp để chẩn đoán bệnh để điều trị phù hợp, tránh các biến chứng như cứng khớp vai, co rút khớp, teo cơ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!