Không thể chần chừ khi trẻ bị hôn mê

Sơ cứu & Phòng ngừa - 03/28/2024

Hôn mê là khi trẻ rơi vào trạng thái mê man, không tỉnh táo hay rất khó đánh thức. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nầy như lạm dụng thuốc, uống thuốc quá liều, ngộ độc, chấn thương não, viêm não, hay lượng đường trong máu thấp. Bạn nên liên lạc với bác …

Hôn mê là khi trẻ rơi vào trạng thái mê man, không tỉnh táo hay rất khó đánh thức. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nầy như lạm dụng thuốc, uống thuốc quá liều, ngộ độc, chấn thương não, viêm não, hay lượng đường trong máu thấp. Bạn nên liên lạc với bác sĩ ngay lập tức trong mọi trường hợp.

Những triệu chứng có thể gây nguy cơ hôn mê cao ở trẻ em

  • Không đánh thức trẻ dậy được;
  • Đầu hoặc cổ của trẻ bị chấn thương;
  • Trẻ bị ứng nghiêm trọng với vết ong chích hay bất cứ loại thuốc nào;
  • Trẻ ngừng thở;
  • Nhịp thở chậm hoặc yếu;
  • Trẻ gặp những vấn đề khác về nhịp thở như nghẹt thở, thở nhanh,…;
  • Môi hơi thâm và tái.

Bạn phải làm gì trước tiên?

  • Đưa con tới ngay cơ sở y tế gần nhất vì hôn mê là trường hợp khẩn cấp. Bác sĩ thường kiểm tra đường thở của bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, giúp bệnh nhân phục hồi và giữ vững nhịp thở (hô hấp). Bác sĩ có thể hỗ trợ hô hấp, truyền máu cho bệnh nhân hoặc thực hiện một số biện pháp khác.
  • Nhân viên cấp cứu thường sẽ kiểm tra glucose và kháng sinh bên tĩnh mạc, ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm máu, nhằm phòng trường hợp tiểu đường hay những nguy cơ lây nhiễm gây ảnh hưởng đến não.
  • Các biện pháp chữa trị cho tình trạng này thường rất đa dạng. Tuy nhiên, việc áp dụng như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn mê. Khi cần thiết, bác sĩ có thể sẽ áp dụng những thủ thuật hoặc một số loại thuốc giúp giảm bớt áp lực lên não do sưng não gây ra. Trong trường hợp hôn mê được gây ra do sử dụng thuốc quá liều, bác sĩ có thể sẽ sử dụng một số loại thuốc khác để cái thiện tình trạng này. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể áp dụng một số loại thuốc đặc trị cho những trường hợp hôn mê gây ra do tác động va chạm.
  • Những biện pháp chữa trị khác thường tập trung vào việc kê thuốc hoặc phép trị liệu để tìm ra những căn bệnh tìm ẩn như tiểu đường hay bệnh về gan.
  • Đôi khi, tình trạng hôn mê hoàn toàn không gây ảnh hưởng và bệnh nhân vẫn có thể hồi phục chức năng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, những trường hợp trải qua tổn thương nghiêm trọng đến não thường sẽ gây thương tật suốt đời hoặc hôn mê vĩnh viễn. Trong những trường hợp này, bệnh nhân sẽ trở thành người thực vật hay chết não.

Quan tâm chăm sóc trẻ để không tái lại tình trạng hôn mê

Tình trạng hôn mê có thể được gây ra do bệnh tật hay chấn thương. Bạn nên quan tâm đến tình trạng sức khỏe cho con trẻ để tránh những biến chứng như hôn mê tiểu đường… Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hôn mê là do tai nạn giao thông, vì vậy, cần đảm bảo tuân thủ tốt luật an toàn giao thông.

Bạn có thể tham khảo thêm cách chăm sóc và phòng ngừa mê sảng khi trẻ bị sốt:

Mê sảng – Cách đối phó và phòng ngừa khi bị sốt

Làm gì khi trẻ mê sảng do sốt trên 38 độ C?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!