Lạ kỳ người phụ nữ một khi chìm vào giấc ngủ thì không thể tự tỉnh dậy

Thời sự - 11/24/2024

Khi đã ngủ, Paula Stewart (38 tuổi) gần như bất tỉnh, không còn ý thức được về mọi thứ xung quanh và chỉ có thể tỉnh dậy khi có sự tác động mạnh từ người khác.

Giống như bao buổi sáng khác, anh Mark Stewart tới gọi và lay vợ hơn một tiếng đồng hồ nhưng không cách nào khiến Paula tỉnh dậy. Cuối cùng, anh phải chọn hạ sách tạt thẳng một cốc nước vào mặt vợ.

Đọc tới đây, nhiều người có thể phẫn nộ thay cô vợ vì hành động quá mức của người chồng nhưng trên thực tế, Paula lại chính là người yêu cầu chồng mình làm như vậy. Bởi lẽ, nếu không có sự tác động cực lớn như vậy, cô không thể tỉnh lại sau một giấc ngủ dài.

Được biết, Paula làm việc cho một công ty chuyên cung cấp động vật được huấn luyện cho các bộ phim và chương trình truyền hình. Chứng bệnh kỳ lạ khiến cô không thể thức dậy mội sáng mặc dù đặt chuông báo thức tới 4 lần hay khi tivi và đèn tự động bật nhờ công nghệ thông minh.

'Thực sự rất khổ sở. Nếu không có chồng dùng đủ biện pháp để gọi dậy vào mỗi sáng, tôi có lẽ sẽ ngủ cả ngày dài', Paula thở dài nói.

Cô chia sẻ thêm: 'Cách đây 5 năm, khi chưa kết hôn, tôi đã từng phải nghỉ làm chỉ vì không dậy được vào buổi sáng. Tôi từng hẹn khách hàng tới văn phòng, cuối cùng sếp phải là người ra mặt bàn công việc vì tôi lúc ấy hoàn toàn trong trạng thái hôn mê, tiếng chuông báo thức hay tiếng gõ cửa đều không thể đánh thức tôi'.

Trong thời đại mà nhiều người gặp vấn đề do mất ngủ hay lo lắng vì ngủ quá ít, những người giống như Paula có vẻ rất may mắn nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Chứng bệnh kỳ lạ nhiều khả năng đặt họ vào tình thế nguy hiểm nếu không may xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt hoặc các sự cố bất ngờ khác.

Lạ kỳ người phụ nữ một khi chìm vào giấc ngủ thì không thể tự tỉnh dậy

Chị Paula Steward (38 tuổi) mắc chứng bệnh kỳ lạ khiến chị một khi đã ngủ thì khó lòng tự tỉnh lại, cần có người khác tác động mạnh. Ảnh: Daily Mail

Bản thân Paula đã từng trải qua chuyện như vậy. Sự việc xảy ra vào năm 2001, khi cô còn là sinh viên ở California (Mỹ). Buổi sáng hôm đó, Paula tỉnh dậy muộn, bất ngờ phát hiện ký túc xá vắng hoe, không còn một bóng người.

Nhìn qua cửa sổ, Paula thấy khung cảnh hoang tàn bên ngoài, cây đổ ngổn ngang, xe ô tô lật nhào và vỡ nát trong khi mái nhà bị thổi bay. Sau một hồi trấn tĩnh lại, Paula mới nhận ra khu vực này vừa xảy ra một trận lốc xoáy. Các sinh viên ở ký túc xá nghe thấy tiếng chuông báo động đã sơ tán tới nơi an toàn, chỉ còn mình Paula vẫn say ngủ.

Chứng bệnh này cũng là một trong những lý do khiến Paula quyết định chưa sinh con. Theo Paula, nếu cô không thể tự mình rời giường vào mỗi sáng thì cô chưa sẵn sàng để làm mẹ.

'Tôi lo rằng mình sẽ ngủ thiếp đi vào ban đêm và chẳng còn ý thức được những chuyện đang xảy ra xung quanh mình cho tới khi có người đánh thức tôi. Ở trong tình trạng như vậy, tôi làm sao có thể chăm sóc tốt cho một đứa trẻ đây?', Paula nói.

Theo tiến sĩ Irshaad Ebrahim, bác sĩ chuyên khoa thần kinh của Trung tâm Giấc ngủ London, Paula không phải là người duy nhất mắc chứng bệnh này. Đây là tình trạng mà phần não điều khiến giấc ngủ lấn át sự tỉnh táo.

'Tình trạng này gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Có thể là do chứng rối loạn tiềm ẩn như ngừng thở trong lúc ngủ hoặc các vấn đề về chất lượng của giấc ngủ - điều khiến não bộ cảm thấy người bệnh cần tiếp tục ngủ để đủ mức cần thiết. Nếu không, người bệnh có thể sẽ bị rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học khiến họ rơi vào trạng thái ngủ sâu thường xảy ra trong khoảng 2 – 3 tiếng đầu kể từ thời điểm bắt đầu ngủ', tiên sĩ Ebrahim cho hay.

Vài năm trước, Paula từng tới bác sĩ để được thăm khám và tư vấn nhưng tình trạng ngủ sâu vẫn không cải thiện nhiều. Bên cạnh đó, cô thử mọi cách từ đi ngủ sớm, tập thể dụ vào buổi tối, ngồi thiền, sử dụng đèn chiếu sáng mặt trời, thậm chí để rèm cửa mở. Vậy nhưng, tất cả đều không có hiệu quả.

Được biết, Paula gặp vấn đề về giấc ngủ ngay từ nhỏ, thường xuyên ngủ quá giờ và đi học muộn vào buổi sáng. Mặc dù người thân thấu hiểu và thông cảm cho Paula nhưng chứng bệnh này khiến cô gặp nhiều phiền toái trong suốt nhiều năm qua.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!