Lâm Khánh Chi bị co giật vì lạm dụng loại thuốc 99% người Việt có thói quen 'thủ sẵn' khi đau

Thời sự - 04/24/2024

Mới đây, hình ảnh nữ ca sĩ chuyển giới Lâm Khánh Chi phải truyền nước biển để hồi phục sức khỏe khiến nhiều khán giả lo lắng. Lâm Khánh Chi bị co giật vì lạm dụng loại thuốc 99% người Việt có thói quen 'thủ sẵn' khi ốm.

Co giật, thủng dạ dày vì lạm dụng thuốc giảm đau

Sau nhiều mối tình tan vỡ, nữ ca sĩ chuyển giới Lâm Khánh Chi đã kết duyên với người đàn ông kém cô 8 tuổi. Đám cưới của cặp đôi diễn ra cuối năm 2017 đã gây sốt về độ hoành tráng và truyền cảm hứng cho cộng đồng LGBT.

Gần đây, vợ chồng Lâm Khánh Chi được cho là đang trục trặc tình cảm khi thường xuyên có những trạng thái chất chứa tâm trạng. Lâm Khánh Chi bày tỏ nỗi lòng: 'Có lẽ em và anh chia tay sẽ đẹp hơn nếu ta sum vầy'. Nghi vấn về trục trặc hôn nhân với người chồng kém tuổi hiện chưa được nữ ca sĩ chuyển giới Lâm Khánh Chi chính thức lên tiếng.

Giữa ồn ào chuyện tình cảm, mới đây, hình ảnh Lâm Khánh Chi đang nằm truyền nước khiến nhiều người lo lắng. Theo lời chia sẻ, Lâm Khánh Chi bị sốc thuốc do uống thuốc giảm đau quá liều dẫn đến co giật, tay chân bủn rủn, không thở được. Hiện sức khỏe của nữ ca sĩ còn yếu và đang ở nhà bố mẹ đẻ để tĩnh dưỡng.

Lâm Khánh Chi bị co giật vì lạm dụng loại thuốc 99% người Việt có thói quen 'thủ sẵn' khi đau

Lâm Khánh Chi bị sốc thuốc do uống thuốc giảm đau quá liều. Ảnh TL

Việc lạm dụng thuốc giảm đau như Lâm Khánh Chi gặp rất nhiều. Nhiều người thấy cảm cúm, đau khớp, hay chỉ đơn giản đau đầu, đau bụng… là có thói quen ra nhà thuốc mua thuốc giảm đau để sử dụng mà không cần thăm khám hoặc mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đa phần mọi người thấy tác dụng giảm đau nhanh mà quên đi tác dụng phụ của thuốc.

Trên thực tế, rất nhiều các trường hợp đã phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc giảm đau vì tự ý tăng liều, dùng kéo dài. Một số biến chứng nguy hiểm khi quá liều thuốc đó là suy gan, hoại tử gan, rối loạn chức năng gan, suy thận cấp,... Đa phần các bệnh nhân bị bệnh đau đầu, đau lưng, đau khớp... tự ý dùng các thuốc giảm đau trong thời gian dài dẫn tới biến chứng.

Trước đó, bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang đã tiếp nhận trường hợp người đàn ông 58 tuổi vào viện cấp cứu thì đã thủng dạ dày. Bệnh nhân có tiền sử đau khớp nên thường xuyên uống thuốc giảm đau. May mắn được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân đã qua khỏi.

Uống sai, đau không giảm còn tăng thêm bệnh

Các chuyên gia y tế cảnh báo, thuốc giảm đau chống viêm có cả dạng tiêm và uống. Uống thuốc không đúng chỉ định, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày với các biểu hiện nôn ra máu, đại tiện ra máu, đại tiện phân đen.... Đáng nói là các thuốc giảm đau thường có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày. Nhiều khi vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà người bệnh không biểu hiện triệu chứng nào đến khi dạ dày bị thủng, xuất huyết nặng mới được phát hiện.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - nguyên giảng viên khoa Dược, trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết, thuốc giảm đau là loại thuốc được dùng thường xuyên, phổ biến nhất, nếu dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc thì thuốc giảm đau rất hiệu quả, an toàn.

Nhưng vì thấy tác dụng của thuốc giảm đau nhanh chóng với các cơn đau, nhiều người lạm dụng mà thường không để ý đến tác dụng phụ của thuốc. Ở những người có cơ địa đặc biệt, có sẵn bệnh lý, lạm dụng thuốc giảm đau không cần toa có thể dẫn tới rủi ro cho gan, thận, gây chảy máu, viêm loét dạ dày, tá tràng…

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, các loại thuốc giảm đau paracetamol và các thuốc NSAID (trong đó có aspirin, diclofenac, ibuprofen, meloxicam…) là giảm đau loại 1. Loại này được dùng nhiều nhất, dễ mua ở các hiệu thuốc mà không cần đơn. Còn thuốc giảm đau bậc 2, 3 là thuốc gây nghiện chỉ mua được khi có toa thuốc của bác sĩ.

Với người sử dụng thuốc khi cần giảm đau chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 và nên chọn paracetamol là thuốc dùng đầu tiên, dùng đúng liều. Khi đau không cải thiện hoặc tái phát nên đến cơ sở y tế, tuyệt đối không dùng kéo dài.

Việc dùng lâu dài thuốc giảm đau còn dẫn tới việc cơ thể lệ thuộc vào thuốc. Cơ thể thích nghi với các hóa chất trong thuốc giảm đau và tạo dựng khả năng dung nạp dành cho nó có thể dẫn đến những triệu chứng vật vã vì thiếu thuốc nếu như dừng đột ngột và thường phải dùng liều cao hơn mới có tác dụng.

Lưu ý khi uống thuốc giảm đau

- Không tùy tiện dùng thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ. Khi có bệnh nên đi khám để được hướng dẫn dùng thuốc an toàn.

- Không uống thuốc giảm đau khi đói vì có thể gây viêm, loét dạy dày, nặng hơn là xuất huyết, thủng đường tiêu hóa. Tất cả thuốc giảm đau đều khuyến cáo nên dùng sau bữa ăn.

- Không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào mà mình không rõ hoặc tùy tiện tăng liều, dùng loại thuốc giảm đau bậc cao hơn, bậc 2 hoặc bậc 3, có thể bị nghiện thuốc và tai biến nguy hiểm.

- Sau khi dùng thuốc giảm đau nếu xuất hiện triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở, lên cơn hen suyễn hoặc đau bụng dữ dội, đau không giảm, nôn ói… bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để cấp cứu.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!