Nhắc đến bệnh ung thư , người ta sẽ nghĩ ngay đến căn bệnh 'giết người'. Nhiều người cho rằng, nếu bị ung thư thì khả năng sống sót trên 10 năm là không cao. Thế nhưng thực tế, việc sống sót sau ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ giai đoạn mắc bệnh, thời điểm phát hiện và điều trị bệnh, đến những lối sống, sinh hoạt hàng ngày...
Và cũng đã có những trường hợp bệnh nhân bị ung thư nhưng nhờ những nỗ lực bản thân mà vẫn có thể sống khỏe mạnh sau nhiều năm. Một trong những bệnh nhân đó phải kể đến Giáo sư Zhao Chunsheng - Viện sĩ 82 tuổi của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và là giáo sư Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh, từng đạt danh hiệu 'Công dân tiên tiến toàn quốc'.
Năm 2000, giáo sư Zhao Chunsheng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, 4 tháng sau khi phẫu thuật, giáo sư Zhao lại được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày. Chỉ trong vài tháng, ông đã phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật và 6 lần hóa trị, ông giảm tới 26kg. Và sau 20 năm, căn bệnh ung thư của ông vẫn chưa tái phát. Giáo sư Zhao Chunsheng không chỉ tràn đầy năng lượng mà còn phát triển trên con đường nghiên cứu khoa học. Động cơ siêu âm do ông phát triển đã được ứng dụng thành công trên tàu 'Chang'e-3' và giúp dự án thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc được thực hiện suôn sẻ.
Su 20 năm, căn bệnh ung thư của ông Zhao vẫn chưa tái phát.
Vì sao mang 2 căn bệnh ung thư mà Viện sĩ Zhao Chunsheng vẫn khỏe mạnh suốt 20 năm? Bí quyết của ông là kiên trì 3 việc mỗi ngày.
1. Ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan
Viện sĩ Zhao Chunsheng sinh ra ở một vùng nông thôn nghèo ở Hồ Nam, Trung Quốc vào những năm 1930. Ông là một viện sĩ xuất thân từ gian khó nên 'kinh nghiệm' của ông luôn là 'không có khó khăn nào là không vượt qua được'. Ngay cả trong thời kỳ chống chọi với bệnh tật, ông vẫn trăn trở về việc xin dự án trọng điểm của Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc và nộp đơn xin cấp bằng sáng chế động cơ siêu âm.
Mặc dù là người ham việc nhưng sau khi bị ung thư, ông cũng đã điều chỉnh được tâm lý và luôn sống tích cực, hợp tác với bác sĩ điều trị. Khi công việc không còn vất vả như trước, ông dành thời gian để tìm hiểu những điều mới trên mạng và xem nhiều chương trình tạp kỹ trên tivi.
Các bác sĩ điều trị ung thư luôn nói rằng: Bệnh nhân ung thư có thể chủ động làm những việc như sau để tăng tinh thần lạc quan cho bản thân:
- Làm việc, tập thể dục, hoặc những việc mình thích... trong điều kiện khả năng của mình.
- Dũng cảm đối mặt với thực tế và tích cực tìm hiểu kinh nghiệm sống của những chiến binh ung thư khác.
- Đọc thêm những cuốn sách khuyến khích mọi người chống lại bệnh tật và nâng cao tinh thần an nhiên, tự tin chống ung thư.
- Giữ thái độ sống tốt, lạc quan, không bối rối; đồng thời tích cực tìm kiếm sự cân bằng tâm lý, học cách quên đi quá khứ và hướng tới tương lai.
Để chống lại ung thư thì một thái độ sống tốt là rất quan trọng. Các nhà nghiên cứu từ Đại học California phát hiện ra rằng, những người làm việc chăm chỉ và đầy tham vọng sống lâu hơn 4 năm so với những người sống tình cảm và vô kỷ luật.
2. Ăn uống tốt
Trong thời gian hóa trị, giáo sư Zhao Chunsheng hầu như không thèm ăn do hậu phẫu và tác dụng phụ của thuốc. Nhưng ông biết rằng chỉ có ăn uống điều độ thì mới có thể bổ sung dinh dưỡng và có cơ sở để chống chọi với bệnh tật. Ông chọn món cơm trộn để kích thích sự thèm ăn của mình, ép mình ăn và sống sót qua đợt hóa trị đau đớn nhất. Chỉ số bạch cầu của hầu hết mọi người sau khi hóa trị đều cần dùng thuốc nâng lên, và Viện sĩ Zhao chỉ dựa vào ăn uống để nâng cao chúng.
Các chuyên gia ung thư chỉ ra rằng, ngoài 3 bữa ăn mỗi ngày, các loại trái cây khác nhau cũng là vũ khí lợi hại chống lại bệnh ung thư, đặc biệt là trái cây tươi rất giàu vitamin và nguyên tố vi lượng, cũng như chất chống oxy hóa, có lợi cho việc cải thiện khả năng miễn dịch.
Sau khi hồi phục, ông Zhao rất thích tập thể dục, hàng ngày ông kiên trì tập thể dục, chơi cầu lông và đi bộ.
3. Tiếp tục tập thể dục
Hiện tại, ông Zhao vẫn còn rất dẻo dai. Sau khi hồi phục, ông rất thích tập thể dục, hàng ngày ông kiên trì tập thể dục, chơi cầu lông và đi bộ. Từ lâu đã có bằng chứng khoa học cho thấy tập thể dục có tác dụng chống ung thư đối với các bệnh ung thư khác nhau. Tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư ruột kết và ung thư phổi.
Các chuyên gia ung bướu nhắc nhở rằng tập thể dục không nhất thiết phải theo đuổi cường độ quá cao mà quan trọng là sự kiên trì, có thể lựa chọn chương trình phù hợp với bản thân. Thậm chí, đi bộ cũng rất có lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp tâm trạng vui vẻ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tóm lại, qua kinh nghiệm của Viện sĩ Zhao Chunsheng, có thể thấy rằng yêu đời, tuân thủ tập thể dục và chế độ ăn uống điều độ rất hữu ích cho việc ngăn ngừa và kiểm soát ung thư. Điều trị khoa học, đồng thời tuân thủ lối sống lành mạnh phòng và chống ung thư, bệnh nhân ung thư có thể có được chất lượng cuộc sống cao!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!