Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/19/2024

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài nhưng điển hình nhất là suy nhược thần kinh. Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống nhưng để điều trị, bạn phải kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài nhưng điển hình nhất là do suy nhược thần kinh. Tình trạng mất ngủ thường xuyên, mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống. Song việc điều trị lại không dễ dàng. Điều trị mất ngủ do suy nhược thần kinh đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì, giữ tinh thần kỷ luật trong khoảng thời gian dài và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý.

Sara Nowakowski, nhà tâm lý học lâm sàng và nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Texas Medical Branch, Galveston, Mỹ, cho biết: “Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy thiếu ngủ có liên quan đến béo phì, bệnh đái tháo đường, bệnh tim, thậm chí là bệnh Alzheimer. Tình trạng thiếu ngủ còn là nguyên nhân gia tăng nguy cơ rối loạn tâm thần và các vụ tai nạn giao thông”. Nowakowski cũng nhấn mạnh: “Ngủ cũng quan trọng như chế độ ăn kiêng và các hành vi lối sống khác”.
Cùng tìm hiểu về chứng mất ngủ, phương pháp điều trị, bí quyết xây dựng thói quen tốt để có giấc ngủ ngon qua bài viết sau của Hello Bacsi.

Mất ngủ là bệnh gì? Tại sao bạn bị mất ngủ kéo dài?

Mất ngủ hay còn gọi là chứng rối loạn giấc ngủ, là tình trạng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn dù rất thèm ngủ. Tình trạng thiếu ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Người bị mất ngủ thường gặp phải các triệu chứng sau:

  • Trằn trọc khó ngủ
  • Dễ tỉnh giấc nhưng rất khó ngủ lại
  • Thức dậy quá sớm
  • Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy
  • Không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ
  • Lờ đờ, mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày
  • Khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu
  • Gặp khó khăn trong các vấn đề về chú ý, tập trung hoặc ghi nhớ
  • Nhức đầu hay căng thẳng…

Mất ngủ có thể là mất ngủ cấp hoặc mạn tính. Mất ngủ cấp tính là tình trạng người bệnh bị mất ngủ trong thời gian ngắn có thể chỉ là một đêm hoặc vài tuần. Mất ngủ mạn tính hay mất ngủ kéo dài xảy ra khi bạn bị mất ngủ ít nhất 3 đêm/tuần trong suốt một tháng hoặc lâu hơn, thường gặp trong các bệnh lý như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm… Mất ngủ cấp tính có thể là một vấn đề cần được quan tâm đúng cách vì nếu không được giải quyết triệt để có thể dẫn tới mất ngủ mạn tính.

Theo Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, ước tính có khoảng 10% người trưởng thành bị chứng mất ngủ mạn tính (mất ngủ kéo dài) và từ 15 – 35% người trưởng thành bị chứng mất ngủ cấp tính diễn ra trong vài ngày, vài tuần, thậm chí là đến 3 tháng. Thực tế, chứng mất ngủ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Do đó, việc bạn hay người thân bị mất ngủ cấp tính hay mất ngủ kéo dài không phải là trường hợp hiếm gặp.

Nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài là gì?

Tình trạng mất ngủ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Suy nhược thần kinh: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ trong xã hội hiện đại. Căng thẳng trong thời gian dài quá mức làm mất cân bằng quá trình hưng phấn và ức chế, từ đó khiến người bệnh rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh. Mất ngủ chính là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất do suy nhược thần kinh gây ra. Người mắc suy nhược thần kinh đa số đều không ngủ được. Họ càng không ngủ được thì càng khiến quá trình hưng phấn và ức chế bị rối loạn kèm theo các triệu chứng lo âu, kích thích. Quá trình này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn khiến tình trạng mất ngủ kéo dài và trầm trọng hơn. Nếu suy nhược thần kinh không điều trị sớm và kịp thời có thể dẫn đến các bệnh lý về tâm thần khác như rối loạn lo âu, trầm cảm…
  • Có vấn đề về sức khỏe chẳng hạn như bệnh viêm khớp, hen suyễn, đau mạn tính, ngưng thở khi ngủ và các bệnh về thần kinh, kể cả bệnh Parkinson
  • Các yếu tố môi trường như tiếng ồn, ánh sáng hoặc nhiệt độ không thích hợp (quá nóng hoặc lạnh) gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị bệnh cảm lạnh, dị ứng, trầm cảm, huyết áp cao, hen suyễn… có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Thói quen ăn uống: Ăn quá nhiều khi gần đến giờ đi ngủ, ăn đồ khó tiêu hoặc dùng thức uống có caffeine hay có cồn
  • Thói quen ngủ không lành mạnh: Không có thời gian biểu đi ngủ cụ thể
  • Có sự xáo trộn trong lịch trình ngủ bình thường như bạn đang trải qua tình trạng mệt mỏi sau chuyến bay dài, lệch múi giờ…
  • Trầm cảm, lo lắng, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực.

Mối quan hệ phức tạp giữa mất ngủ kéo dài với sức khỏe tâm thần

Các vấn đề sức khỏe tâm thần (suy nhược thần kinh, trầm cảm hoặc lo âu) có thể là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ. Điều này cho thấy nếu có nhiều điều lo lắng, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thư giãn và ngủ. Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến bạn bị thiếu ngủ trong một thời gian dài, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Một chức năng quan trọng của giấc ngủ là giúp các cơ quan trong cơ thể như gan, phổi, tụy, ruột… thải độc. Khi ngủ đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh, tâm trí thư thái… vào mỗi sáng thức dậy. Tình trạng không ngủ, ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ không đảm bảo gây ảnh hưởng đến não bộ và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Điều này khiến bạn khó tập trung hơn, khả năng ghi nhớ và tập trung gặp khó khăn, dễ nóng nảy, bứt rứt… Giấc ngủ bị gián đoạn có thể ảnh hưởng đến mức độ dẫn truyền thần kinh, não sẽ giải phóng kích thích tố căng thẳng. Điều đó cho thấy việc giấc ngủ bị gián đoạn có thể tàn phá não gây ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, điều chỉnh cảm xúc và có thể gây nên các vấn đề tâm lý.

Bác sĩ chẩn đoán bạn bị mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh như thế nào?

Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏeNgười bị bệnh mất ngủ nên trao đổi thật cụ thể về tình trạng bệnh của mình với bác sĩ

Nếu nhận thấy mình có dấu hiệu bị mất ngủ, bạn hãy đi khám ngay khi có thể. Thực tế, người bị mất ngủ có các dấu hiệu rất đặc trưng nên bác sĩ có thể dễ dàng nhận ra như mệt mỏi, lờ đờ, mắt trũng sâu… Song để có thể đánh giá chính xác tình trạng mất ngủ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, trao đổi về tiền sử bệnh và các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi nhật ký ngủ, tình trạng giấc ngủ, cảm nhận của cơ thể sau khi thức dậy… Việc này nhằm giúp bác sĩ đánh giá chính xác hơn tình trạng mất ngủ của bạn và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả ở những lần tái khám.

Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm các xét nghiệm đặc biệt để hỗ trợ cho quá trình tìm nguyên nhân gây bệnh. Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh thường được chẩn đoán dựa vào thời gian mắc bệnh, người bệnh mắc phải tình trạng mất ngủ sau khi gặp các sang chấn về tâm lý hoặc do căng thẳng kéo dài. Tình trạng mất ngủ kéo dài liên tục từ 3 tháng trở lên, kèm theo các triệu chứng như đau đầu, mất khả năng kiểm soát hành vi, dễ cáu giận, lo lắng vô cớ, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, mệt mỏi dai dẳng sau khi cố gắng hoạt động về thể lực hoặc trí óc, suy giảm trí nhớ… Các bác sĩ cũng có thể làm thêm xét nghiệm điện não (EEG) để xác định chính xác nguyên nhân gây mất ngủ có phải do suy nhược thần kinh hay không.

Cách chữa bệnh mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh

Tình trạng mất ngủ cấp tính có thể không cần điều trị vì có thể được cải thiện bằng cách thực hành các thói quen giúp bạn ngủ ngon. Nếu chứng mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh khiến bạn thường xuyên buồn ngủ, mệt mỏi gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn sử dụng thuốc ngủ trong một thời gian nhất định. Bạn nên tránh sử dụng thuốc ngủ khi không có sự chỉ định của bác sĩ vì thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và hiệu quả của thuốc có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Để điều trị chứng mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị làm giảm triệu chứng, các bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hành liệu pháp hành vi nhận thức (Cognitive Behavioral Therapy). Bạn sẽ nói chuyện với bác sĩ tâm lý về các vấn đề của mình. Bác sĩ sẽ giúp bạn giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống, chia sẻ những khó khăn bạn đang gặp phải, hướng khắc phục cũng như cách đón nhận vấn đề theo hướng tích cực và lành mạnh hơn. Nhờ đó, bạn sẽ có được giấc ngủ ngon, cải thiện các triệu chứng của suy nhược thần kinh một cách hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cần xây dựng thói quen hình thành giấc ngủ ngon bằng những mẹo sau đây:

Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏeĐọc sách trước khi đi ngủ cũng giúp bạn dễ ngủ hơn

  • Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định. Ngoài ra, bạn cần hạn chế việc ngủ trưa hoặc chỉ ngủ ngắn khoảng 15 – 20 phút vào buổi trưa.
  • Tránh sử dụng điện thoại, iPad trước khi đi ngủ. Các thiết bị này phát ra ánh sáng có thể khiến bạn khó ngủ hơn.
  • Tránh dùng các thức uống có chứa caffeine (trà, cà phê…), hút thuốc vào buổi tối. Caffeine và nicotin có trong thuốc lá là các chất kích thích có thể khiến bạn không ngủ được.
  • Duy trì việc tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập sát giờ đi ngủ bởi việc này có thể khiến bạn khó ngủ. Theo các chuyên gia, bạn không nên tập thể dục ít nhất khoảng 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Không ăn nhiều vào cuối ngày. Bạn có thể ăn một món ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ.
  • Phòng ngủ thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ của bạn tối, yên tĩnh, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu phòng ngủ quá ồn (gần đường giao thông, đường ray xe lửa…), bạn có thể dùng nút tai chống ồn để dễ ngủ hơn.
  • Thực hiện các việc bạn thường làm trước khi đi ngủ: vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ, đọc sách, nghe nhạc nhẹ du dương, nằm thẳng hít thở sâu, thực hiện phương pháp đếm cừu…
  • Nếu bạn không thể ngủ và không cảm thấy buồn ngủ, hãy ngồi dậy và đọc sách hoặc làm việc gì đó không quá kích thích cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Lưu ý, bạn không nên đọc sách có nội dung cuốn hút.
  • Không ngủ nướng vào cuối tuần: Việc ngủ quá nhiều vào cuối tuần có thể khiến bạn khó ngủ vào các ngày khác trong tuần.

Bí quyết chữa mất ngủ kéo dài gần chục năm của anh Hoàng Văn Hòa

Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏeAnh Hòa từng khổ sở vì chứng mất ngủ kéo dài hành hạ

Năm 2009, do gặp phải cú sốc chuyện gia đình cộng thêm việc làm ăn thất bại nên anh Hoàng Văn Hòa (38 tuổi, ngụ tại 107 đường 16, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP. HCM) bị suy nhược thần kinh và rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài. Anh Hòa chia sẻ sau cú sốc lớn đó, anh bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, luôn cảm thấy chán nản, căng thẳng, đầu đau như búa bổ, nằm xuống không thể nào chợp mắt được. Suốt 3 – 4 giờ nằm trên giường, anh luôn trằn trọc, suy nghĩ mông lung, không sao đi vào giấc ngủ được. Nếu có ngủ thì giấc ngủ cũng chập chờn, không sâu giấc. Thậm chí, có khi vài ngày anh không chợp mắt được chút nào nên luôn có cảm giác hồi hộp, lo lắng, nhưng càng lo càng mệt.

Nhiều hôm anh Hòa cố làm việc cho thật mệt để tối ngủ ngon. Thế nhưng, dù rất mệt anh vẫn không thể ngủ được, cứ nằm trằn trọc mãi. Anh Hòa vẫn phải đi làm nên hiệu quả công việc bị ảnh hưởng rất nhiều. Hằng ngày anh đi làm với cảm giác buồn bã, mệt mỏi và chán nản.

Cảm thấy tình hình trở nên tệ hơn, anh Hòa đi khám tại bệnh viện và được kê toa thuốc. Anh uống thuốc liên tục nhưng tình trạng mất ngủ kéo dài vẫn không cải thiện. Nhờ một người quen giới thiệu, anh chuyển sang chữa bằng Đông y. Tại đây, thầy thuốc kết luận anh bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hệ thần kinh suy yếu nên được châm cứu kết hợp uống thuốc sắc.

Khi điều trị bằng phương pháp này, anh thấy bệnh có giảm nhưng chỉ được một thời gian lại tái phát. Điều này khiến anh cảm thấy rất thất vọng vì chữa bằng thuốc Tây, Đông y, châm cứu… nhiều rồi nhưng bệnh cứ tái đi tái lại và chi phí quá tốn kém.

Tình trạng mất ngủ kéo dài của anh diễn ra gần 10 năm. Một đêm nằm trằn trọc không ngủ được, anh Hòa lên mạng tìm phương pháp chữa bệnh mất ngủ và biết đến sản phẩm Kim Thần Khang (*) được rất nhiều người từng bị mất ngủ, rối loạn lo âu dùng có hiệu quả.

Anh xem hướng dẫn và sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên, uống trước ăn 30 phút. Tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm, anh biết Kim Thần Khang hoàn toàn từ thảo dược với thành phần chính là hợp hoan bì, rất an toàn, đặc biệt không có tác dụng phụ. Uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe này tháng đầu tiên, anh thấy giấc ngủ được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây đặt lưng xuống phải mất 3 – 4 giờ mới ngủ được, giấc ngủ chập chờn, thì từ khi uống Kim Thần Khang, anh nằm xuống là ngủ được ngay. Mỗi giấc ngủ đến 7 – 8 giờ. Đặc biệt là giờ đây, tinh thần của anh vô cùng sảng khoái, tình trạng suy nhược thần kinh không còn, nên anh ngủ một mạch từ tối đến sáng hôm sau. Khi ngủ dậy, anh không còn thấy mệt mỏi như trước nữa.

Vui quá, anh sử dụng sản phẩm liền 3 tháng thì thấy sức khỏe ổn định, ngủ tốt, ăn uống ngon miệng hơn. Sau đó, anh thử ngưng uống Kim Thần Khang xem phản ứng của cơ thể thế nào. Đến nay là 1 năm không uống Kim Thần Khang nữa, anh vẫn thấy sức khỏe ổn định, không bị mất ngủ tái phát, tinh thần và cuộc sống tốt lên rất nhiều.

Khi mình đã vượt qua được những ngày tháng tăm tối vì bệnh mất ngủ kéo dài hành hạ, anh Hòa đã chia sẻ câu chuyện của mình cho những người thân quen để giúp họ cũng thoát khỏi bệnh nhanh chóng mà không tốn nhiều chi phí chữa trị

Điểm ưu việt của Kim Thần Khang trong việc đẩy lùi suy nhược thần kinh, stress, rối loạn lo âu, trầm cảm và mất ngủ

Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏeKim Thần Khang gồm 8 vị thuốc, trong đó hợp hoan bì là thành phần chính

Kim Thần Khang là sản phẩm có:

  • 100% thành phần có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên an toàn khi sử dụng lâu dài.
  • Sản phẩm đầu tiên trên thị trường có thành phần là cao hợp hoan bì (cao vỏ của cây hợp hoan). Đây là cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2.000 năm qua có tác dụng giảm căng thẳng, giúp tinh thần hoan hỷ, vui vẻ. Do đó, cây thuốc này được mang tên là hợp hoan (Tree of happiness).
  • Sản phẩm có tác dụng lên cả nguyên nhân lẫn triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, trầm cảm, căng thẳng là nhờ thành phần có các nhóm dược liệu sau:
  • Nhóm dược liệu giúp trấn tĩnh hệ thần kinh, gồm: hợp hoan bì, ngũ vị tử, viễn chí, uất kim. Đây là những dược liệu có tác dụng giúp trấn tĩnh thần kinh, gây ngủ, dịu thần kinh, cải thiện triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, sợ vô cớ, lo lắng.
  • Nhóm các dưỡng chất giúp tăng cường chất dinh dưỡng thần kinh như: vitamin B3, soy lecithin. Các dưỡng chất giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh, ngăn chặn các bệnh lý về thần kinh xuất hiện hoặc tái phát.
  • Nhóm dược liệu giúp tăng sức khỏe toàn trạng: hồng táo (chứa nhiều vitamin A, C, B2, saponin, axit amin), toan táo nhân (chứa nhiều các saponin và axit hữu cơ) giúp cơ thể khỏe khoắn, giảm biểu hiện mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
    Sản phẩm có tác dụng ổn định, lâu dài và không gây lệ thuộc thuốc.

Cách dùng

  • Bệnh nhân chưa áp dụng biện pháp điều trị nào, nên ưu tiên sử dụng Kim Thần Khang theo phác đồ 3 – 6 tháng với liều 6 viên/ngày, chia 2 lần sáng – chiều.
  • Người bệnh đang dùng thuốc Tây theo chỉ định bác sĩ, không nên bỏ thuốc đột ngột sẽ gây hội chứng cai thuốc. Vì vậy, 3 tháng đầu nên dùng kết hợp thuốc Tây với Kim Thần Khang, liều 6 viên/ngày. Sau đó, khi tình trạng mất ngủ được cải thiện, sức khỏe ổn định tốt, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm liều thuốc Tây.

Xem thêm câu chuyện chữa mất ngủ do rối loạn lo âu của các bệnh nhân khác

1/ Chị Ma Thị Hằng (48 tuổi) nhà ở thôn 8, xã Phú Tiến, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên từng bị mất ngủ, trầm cảm 20 năm. Có những đêm chị thức trắng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, công việc và gia đình. Chị đi chữa trị khắp nơi và được chẩn đoán trầm cảm, rối loạn lo âu và đã uống rất nhiều thuốc Đông và Tây y. Sau khi dùng hết 6 hộp Kim Thần Khang, các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt giảm rất nhiều. Sau 3 tháng sử dụng, chị không còn vã mồ hôi, lạnh người, tim đập nhanh nữa, các cơn chóng mặt, bốc hỏa không còn nữa, huyết áp cũng ổn định và đặc biệt là chị ngủ rất ngon. Bạn có thể vào đây để tìm hiểu thêm về câu chuyện của chị Hằng.

2/ Chị Trần Thị Quyết trú tại 97/1 ấp 1A, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương như bị “ma ám” vì trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu. Sau khi sử dụng Kim Thần Khang đến tháng thứ 3 – 4, chị đã có thể ngủ trở lại từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng, tinh thần thoải mái, phấn chấn hẳn và còn lên 3kg. Sức khỏe của chị Quyết cải thiện đến 90%. Muốn biết rõ hơn về sự hồi phục của chị Quyết, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Bạn đang bị mất ngủ kéo dài, trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh hành hạ? Vậy hãy gọi đến tổng đài miễn cước cuộc gọi số 1800 6105/ Hotline (Zalo/Viber): 090 220 7739, để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 8 cách giúp “đánh bay” chứng mất ngủ sau sinh
  • 6 điều bạn nên làm sau một đêm mất ngủ
  • Mất ngủ có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!