Trí thông minh là công cụ sắc bén, là kim chỉ nam cho mọi hành vi sáng tạo trong cuộc sống. Đây là tài sản tinh thần quý giá, có thể tạo nên những giá trị hữu ích, cụ thể là những phát minh, sáng tạo về vất chất lẫn tinh thần của các bậc thông thái. Nhưng bên cạnh đó, trí thông một khi vượt những giới hạn nhất định về tâm lý, sẽ kéo theo hàng loạt bệnh lý tinh thần, những đổ vỡ nội tại. Đây là mặt trái của sự thông minh mà các nhà tâm lý học đã từng hướng tới nghiên cứu, phân tích và có những giải mã đáng kinh ngạc.
Định nghĩa về chỉ số thông minh xưa và nay
Trí thông minh hay trí năng (intelligence, trong bài viết này gọi là nhóm người thông minh) bắt nguồn từ danh từ Latinh: smartia hoặc intellẽctus, được định nghĩa theo nhiều cách, bao gồm năng lực logic, hiểu biết, tự nhận thức, học hỏi, kiến thức cảm xúc, lý luận, lập kế hoạch, sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. Nói một cách tổng quát, nó có thể được mô tả là khả năng nhận thức hoặc suy luận thông tin. Lưu giữ lại như là kiến thức để áp dụng cho các hành vi thích ứng trong một môi trường hoặc bối cảnh. Trí thông minh được nghiên cứu rộng rãi ở loài người, nhưng cũng được quan sát ở động vật và thực vật. Gần đây có thêm trí tuệ nhân tạo (AI), hay trí thông minh máy móc. Ở góc độ tâm lý học, một vài phương án tiếp cận khác nhau tới trí thông minh đã và đang được nghiên cứu, áp dụng trong lĩnh vực y học và khoa học về tội phạm học.
Thông minh có thể được hiểu là khôn khéo, nhanh trí, biết cách ứng phó linh hoạt đối với những tình huống xấu xảy bất ngờ, hay có trí tuệ vượt trội hơn người. Có năng lực hiểu nhanh, tiếp thu nhanh mọi vấn đề. Nó đồng nghĩa với một số cụm từ như nhanh trí, sáng dạ, khôn ngoan… Thông minh có thể 'đo đếm' và đánh giá được bằng chỉ số như chỉ số thông minh (IQ) kết hợp với chỉ số cảm xúc (EQ). Ở nhóm người thực sự thông minh thì hai chỉ số này đều vượt trội và song hành với nhau. Gần đây khoa học công nghệ phát triển nên định nghĩa về nghĩa trí về thông minh cũng rất đa dạng và hiện có tới hơn nhiều định nghĩa khác nhau.
Mặt trái của trí thông minh
Ít quan tâm đến sex ở tuổi vị thành niên
Thông thường, ở tuổi dậy thì sự khám phá lẫn ham muốn tình dục ở con người thường khá sôi động, nhất là trong bối cảnh văn hóa đa phương tiện phát triển mạnh như hiện nay, nhưng ở nhóm thông minh hơn người lại hết sức thờ ơ, kể cả nam lẫn nữ.
Nếu ai đó đã từng xem phim về cuộc sống thanh thiếu niên, thường gặp các mẫu người thông minh, những 'con mọt sách'. Nhóm người này thường đứng đầu lớp về thông minh, học giỏi, nhưng quan hệ khác giới lại hạn chế, thiếu cởi mở.
Bằng chứng, những mẫu người khởi nghiệp thành công và các chuyên gia triển vọng thường thấy trên mạng xã hội rất kém về mối quan hệ sex. Nhiều nghiên cứu tâm lý cho thấy, những người thông minh ít có xu hướng quan hệ tình dục ở độ tuổi còn trẻ, mặc dù mọt sách và IQ hoàn toàn độc lập với sex. Theo giới tâm lý, việc thiếu mối quan hệ khác giới và xa hơn là quan hệ tình dục chắc chắn không đúng cho cuộc sống sau này, nhưng thực tế nhóm người IQ cao chẳng mấy khi quan tâm đến sex.
Các thí nghiệm quét não cho thấy, những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu có IQ cao hơn những người không mắc bệnh. Hoạt động của chất trắng dưới vỏ não cho thấy có mối tương quan giữa lo lắng với trí thông minh. Nói một cách đơn giản,những người thông minh thường lo âu và bị áp lực nhiều hơn cộng đồng chung.
Để khắc phục, nhóm người thông minh nên học cách quản lý công việc; để giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống như những người bình thường giàu kinh nghiệm xử lý.
Dễ bị áp lực cao
Trong thế giới hiện đại, con người phải đối mặt với xu hướng làm việc cao tải, đây là một thế giới đầy cạnh tranh và khắc nghiệt. Theo một số nghiên cứu, nhiều người bẩm sinh giỏi giao tiếp trong những tình huống căng thẳng và phần lớn rới vào nhóm có chỉ số IQ thấp. Ngược lại, tuy thông minh nhưng nhóm có IQ cao lại dễ bị sụp đổ trước áp lực, đặc biệt khi mục tiêu không đạt được.
Người thông minh thường có xu hướng quá lo về thành tích lẫn thành tựu bởi họ sợ bị chê cười. Xưa nay họ đều đứng ở hàng đầu, ít khi phải cạnh tranh với cuộc đời. Nên khi được giao nhiệm vụ hoàn thành nó trong thời gian ngắn họ thường lo lắng, tự tạo thêm áp lực. Trong khi đó người có IQ bình thường lại không gặp vấn đề gì.
Các thí nghiệm quét não cho thấy, những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu có IQ cao hơn những người không mắc bệnh. Hoạt động của chất trắng dưới vỏ não cho thấy có mối tương quan giữa lo lắng với trí thông minh. Nói một cách đơn giản,những người thông minh thường lo âu và bị áp lực nhiều hơn cộng đồng chung.
Để khắc phục, nhóm người thông minh nên học cách quản lý công việc; để giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống như những người bình thường giàu kinh nghiệm xử lý.
Dễ bị'ảo tưởng đánh bạc' và chất kích thích chi phối
Thuật ngữ 'ảo tưởng đánh bạc' (gamblers fallacy) là nói về thiên hướng đỏ đen ở con người. Nó xuất hiện khi con người tin vào vận may, riêng người thông minh lại có thiên hướng 'dự báo chính xác' vận may; và cho rằng họ sẽ chiếm ưu thế trong cuộc chơi, như một nghiên cứu do các nhà khoa học Trung Quốc gần đây thực hiện đã khẳng định.
'Ảo tưởng đánh bạc' không chỉ riêng ai, mà 'sai lầm hợp lý' này nhiều người cũng dễ mắc phải do cách bộ não thiết kế. Mặc dù chưa rõ lý do, nhưng thiên hướng 'ảo tưởng đánh bạc' ở nhóm người thông minh là có thật. Đáng buồn, cờ bạc không chừa một ai, dù họ thông minh đến đâu, tính toán xác suất giỏi đến mấy mà vẫn nhận phần thất bại, vì cờ bạc mang tính liên tục. Một khi đã nghiện, nguy cơ khuynh gia bại sản là điều khó tránh, và điều này đã được chứng minh qua thực tế.
Ai cũng biết ma túy là nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn lao vào Nhiều người cho rằng, người thông minh sẽ tránh được những thứ này, nhưng theo một số nghiên cứu gần đây thì không phải hoàn toàn như vậy. Họ vẫn có thể dễ bị nghiện các chất kích thích, từ rượu bia cho tới cần sa, cocainvà thuốc lắc. Khoa học phát hiện, một phần là do tiến hóa của các hóa chất này, một phần do họ tự nhận là có nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh hơn, nên sẽ tránh được rủi ro khi thực hành. Nhưng họ đã bị đánh bại, thậm chí còn phải bỏ mạng giống như những nhóm người khác.
Ngoài ra, trí thông minh quyết định tính nói dối, bởi nó giống như việc não giải một bài toán khó, IQ càng cao thì giải càng nhanh. Hiện tượng này khiến người thông minh tự tin, lạm dụng dẫn đến hậu quả khôn lường; thấp thì nghiện, nặng thì lừa đảo, phạm tội. Điều này đã được cơ quan an ninh nhiều nước khám phá và áp dụng giải pháp dùng tội phạm trị tội phạm.
Gặp rắc rối trong mối quan hệ xã hội, dễ rối loạn tâm thần
Không cần đến nghiên cứu khoa học chi tiết, chỉ cần trông vào cách sống, mối quan hệ bạn bè, nhất là nhóm người ít hoặc không có bạn bè khi còn trẻ là thấy được mối quan hệ xã hội tương lai của người nào đó. Đó là một phần tự nhiên của quá trình trưởng thành mà hầu hết mọi người đều trải qua. Điều đáng ngạc nhiên là những người thông minh lại có mối quan hệ khá phức tạp với các nhóm xã hội hơn, so với cộng đồng chung hay những người có trí thông minh bình thường.
Theo các nghiên cứu về tâm lý, những người có trí thông minh cao thường ít có khả năng thích nghi với cuộc sống lúc về già, do họ không có nhiều mối quan hệ bạn bè. Ngoài ra, nhóm người này còn có xu hướng không hài lòng với cuộc sống nói chung, mà đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết.
Ngoài gặp rắc rối trong mối quan hệ xã hội, nhóm người thông minh còn dễ mắc chứng rối loạn tâm thần. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các thành viên Mensa, nhóm chiếm 2% dân số theo chỉ số IQ, các nhà nghiên cứu nhận thấy họ dễ mắc các rối loạn tâm lý như bồn chồn lo lắng, có nguy cơ bị dị ứng với môi trường cao gấp 3 lần so với mức trung bình.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!