Mùa hè đi tắm biển, bạn nhất định phải biết điều này

Cần biết - 03/28/2024

Dị ứng sứa khi tắm biển có thể gây tử vong cho nạn nhân. Việc phát hiện dị ứng sứa biến khi đi tắm biển rất quan trọng. Trường hợp nặng cần đưa tới các cơ sở y tế.

Ảnh minh họa.

Ngộ độc khi va vào sứa

Thời gian qua, tại bãi biển thành phố Nha Trang, Khánh Hòa đã có nhiều người tắm biển bị va phải sứa. Nhiều trường hợp bị nặng, cơ thể sẽ bị sốc phản vệ, tụt huyết áp.

Những người có kinh nghiệm cho biết không nên dùng cát để chà xát lên chỗ ngứa, vì cát sẽ làm trầy xước da và làm ảnh hưởng sâu hơn bên trong da.

Cách xử lý ngay khi va phải sứa là dùng một ít nước bọt thoa nhanh lên chỗ bị ngứa để giảm bớt độ nóng, sau đó tìm gặp nhân viên cứu hộ gần nhất để được hướng dẫn các bước tiếp theo.

Các xúc tu chích vào người gây đau nhói. Sứa dùng các xúc tu để chích con mồi, tiết ra nọc độc làm tê liệt mục tiêu. Sứa không đuổi theo người, nhưng nếu một người bơi đạp hoặc chạm vào sứa, thậm chí dẫm lên một con sứa đã chết, họ có thể bị chích.

Sứa chích gây đau, nhưng không đến nỗi phải đi cấp cứu. Vết đốt thường gây đau đớn, đỏ, ngứa, tê hoặc ngứa ran.

Bị đốt từ một số loại sứa như sứa hộp (còn được gọi là ong bắp cày biển) rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Những loại sứa này thường hay tìm thấy ở Úc, Philippines, Ấn Độ Dương và trung tâm Thái Bình Dương.

Khi sứa bám vào người, hoặc vô tình chạm phải, các độc tố tiết ra từ các chân và râu sẽ làm cho con người bị dị ứng. Trường hợp bị nặng, độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân gây hiện tượng nổi ban đỏ từng vùng, phù khuynh ở mắt, môi, mặt, thanh quản kèm theo triệu trứng ngạt thở, mạch nhanh, nôn nao, nhức đầu, tức ngực, vã mồ hôi, khó thở, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt. Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê dẫn đến tử vong. Ở thể nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều, hiện tượng này kéo dài cả tuần nếu không có thuốc chữa hiệu quả. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp xử lý khi bị dị ứng với sứa biển như sau:

Các triệu chứng phổ biến của sứa chích là: Nóng rát, cảm giác như bị kim châm, đau nhức, những vệt đỏ, nâu hoặc tím trên da – một vết lằn của xúc tu trên da, ngứa, sưng, đau đập theo nhịp mạnh lan ra một chân hoặc một cánh tay

Một số trường hợp có thể vài giờ sau xuất hiện triệu chứng khác như: Đau bụng, buồn nôn và ói mửa, nhức đầu, đau cơ hoặc co thắt, yếu, ngủ lơ mơ, ngất xỉu và nhầm lẫn, khó thở.

Xử trí

Với trẻ nhỏ:Bố mẹ cần bình tính và trấn an để trẻ bớt lo lắng, sợ hãi

Hạn chế các vận động ảnh hưởng đến khun vực bị thương. Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phòng độc chưa bị kích hoạt. Không rửa bằng nước thường hoặc cồn vì có thể làm tổn thương nặng hơn. Có thể dùng dấm, ammoniac hoặc soda để thay thế. Theo nhiều cách chữa trị dân gian thường dùng nước tiểu để vệ sinh vết sứa cắn tuy nhiên điều này không được khuyên dùng.

Dùng các vật có cạnh và đeo găng tay để chà xát nhẹ lên vết đốt nhằm đầy các tế bào phóng độc ra khỏi vết thương. Trong trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như sốt, nổi ban đỏ, phù mắt môi, ngạt mũi, khó thở, tức ngực,... cần nhanh chóng đưa đến viện để được điều trị.

Sau khi sơ cứu nếu trẻ không có biểu hiện lạ thì tiếp tục theo dõi kỹ trong 8 giờ, nếu trẻ còn đau thì cần đưa đến viện ngay. Ngay sau khi bị sứa cắn cần bình tính và ra khỏi nước ngay, tránh ở lại biển có thể bị sứa căn chích liên tục khiến tình trạng nặng hơn.

Còn ở người lớn sau khi trở lại khu vực an toàn, đeo găng tay và sử dụng nhíp hoặc que cẩn thận loại bỏ các xúc tua bám dính và mô sứa chích trên vết thương, dùng dấm trắng rửa sạch vết thương trong ít nhất 30 giây. Sau khi loại bỏ các tế bào phóng độc, vứt tất cả các dụng cụ vừa sử dụng để tránh bản thân tiếp xúc và bị chích một lần nữa.

Đun nóng nước đến khoảng 45 độ C, pha thêm một chút muối và sử dụng chúng để ngâm vết thương bị sứa đốt.

Nếu vết thương trở nên đau hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng như chóng mặt, khó thở, nôn mửa thì cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!