Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không?

Sống Khỏe - 04/25/2024

Hello BACSI - Cơm là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Tuy nhiên với những ai bị bệnh tiểu đường thì họ nên hay không nên ăn cơm?

Cơm là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Tuy nhiên với những ai bị bệnh tiểu đường thì họ nên hay không nên ăn cơm?

Tiểu đường là căn bệnh đáng sợ và là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim, tai biến mạch máu não và suy thận. Vậy chế độ ăn của người bị bệnh cần lưu ý những điều gì? Làm thế nào bạn có thể Hãy đọc bài viết dưới đây để biết cách tính lượng tinh bột và lượng cơm cho chế độ ăn hàng ngày và những thực phẩm có thể dùng để thay thế carbohydrate cho phù hợp với chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.

Ăn cơm có tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường không?

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn những loại thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc, mỳ ống, cơm và các loại rau củ chứa tinh bột nhưng phải với một thực đơn hợp lý và điều độ.

Cơm trắng là loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao, tuy nhiên bạn vẫn có thể đưa vào bữa ăn với một lượng thích hợp.

Nếu đề ra mục tiêu tinh bột cho mỗi bữa khoảng 45-60 g thì bạn chỉ nên ăn một chén cơm. Những bữa ăn bao gồm các loại protein và chất béo tốt cho sức khỏe cũng giúp làm giảm tác động của cơm trắng trong việc làm tăng đường huyết.

Các loại gạo khác có tốt cho sức khỏe hơn không?

Chỉ số đường huyết là tỉ lệ đo lường tốc độ thức ăn được tiêu hóa thành đường và hấp thụ trong máu. Những loại thực phẩm chứa nhiều đường bột làm tăng đường huyết nhanh hơn. Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế những loại thực phẩm này hoặc chỉ ăn một phần nhất định. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn kết hợp với những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Gạo trắng có chỉ số đường huyết cao hơn so với gạo lứt. Các giống gạo khác nhau có chỉ số đường huyết khác nhau. Một số loại gạo hạt dài, gạo hấp (gạo được hấp trong môi trường có áp suất cao để cho một phần cám hay các chất dinh dưỡng bao quanh hạt gạo chui vào bên trong) hay gạo basmati (giống gạo Ấn Độ và Pakistan có bán tại Việt Nam) có chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo trắng.

Nhiều người thường nghĩ bỏng gạo hay bánh gạo là những món ăn kiêng, tuy nhiên chúng lại có chỉ số đường huyết tương đối cao và không phải là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ mới đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng giúp điều hòa lượng đường huyết, thúc đẩy sức khỏe đường ruột và có thể giảm lượng cholesterol.

Ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ hơn so với các loại ngũ cốc khác. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra nhãn hiệu để biết chính xác hàm lượng chất xơ chứa bên trong.

Một số bí quyết để chế biến gạo

Một vài loại ngũ cốc thực sự có tác dụng nhiều hơn trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Một vài giống gạo lứt có nhiều chất xơ hơn. Bạn có thể chọn chúng cho những bữa ăn cân bằng nếu ăn với một phần thích hợp. Bạn cũng có thể ăn kèm gạo lứt với các loại thực phẩm khác như đậu đỏ, hay các loại thực phẩm chứa protein và chất béo tốt cho sức khỏe để có thể cân bằng lượng đường huyết.

Gạo lứt thường chín lâu hơn so với gạo trắng nhưng lại không khó để chế biến. Bạn có thể nấu gạo lứt trong niêu hay nồi cơm điện với tỉ lệ 1,5 chén nước cho 1 chén gạo.

Dưới đây là hướng dẫn bạn có thể áp dụng:

  • Cho gạo và nước vào nồi mở nắp và nấu cho đến sôi;
  • Đậy nắp và đun sôi chừng 20 phút;
  • Tắt bếp và mở nắp cho cơm nguội bớt ít nhất 10 phút.

Để tăng thêm hương vị, bạn nên cho thêm vào gia vị, rau thơm, rau củ và một ít hạt như hạnh nhân thái lát.

Bạn có thể để cơm gạo lứt vào trong tủ lạnh để dùng cho các lần sau bằng cách hâm lại trong lò vi sóng và ăn kèm với đậu hoặc sốt cà chua cay. Cơm cần được bảo quản kĩ càng và cẩn thận vì chúng thường bị nhiễm độc và có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu để ở nhiệt độ phòng.

Những món ngon và giàu dưỡng chất thay thế cơm mà bạn có thể lựa chọn

Cơm thường chứa nhiều carbohydrate vì vậy bạn nên thay thế chúng bằng các loại thực phẩm khác.

Các loại rau củ thường rất giàu chất xơ, vitamin và các dưỡng chất khác mà lại ít carbohydrate hơn rất nhiều so với ngũ cốc. Ăn những thực phẩm có chứa ít carbohydrate và nhiều chất xơ sẽ làm bữa ăn của bạn chất lượng hơn. Ví dụ, 1/2 chén cơm chứa đến 22 g carbohydrate trong khi một chén bí đao chỉ chứa vỏn vẹn 8 g.

Bạn cũng có thể thay thế cơm bằng một số loại thực phẩm khác như súp lơ, nấm và cà tím. Hạt diêm mạch (có bán ở Việt Nam) có chứa lượng carbohydrate tương đương với cơm nhưng lại có nhiều hơn protein và một vài chất xơ cũng là một lựa chọn tốt cho bạn.

Thực đơn thay thế cho cơm

Rất nhiều thực đơn mà bạn có thể chọn để thay thế cho cơm trong mỗi bữa ăn. Dưới đây là 2 ví dụ:

Súp lơ xào ăn thay cơm

Nguyên liệu

  • Dầu ăn;
  • Hành;
  • Súp lơ;
  • Chanh;
  • Gia vị.

Cách thực hiện

Sơ chế súp lơ. Sau đó, xào súp lơ với một ít dầu và hành từ 3-5 phút cho tới khi hành chuyển sang màu vàng nâu và súp lơ mềm vừa phải. Nêm một ít muối, tiêu, nước cốt chanh và rau thơm.

Hạt diêm mạch nấu với rau mùi và chanh

Nguyên liệu

  • Dầu hạt cải canola;
  • Hành;
  • Tỏi;
  • Hạt diêm mạch;
  • Nước hầm gà ít muối;
  • Nước chanh;
  • Ngò tươi.

Cách thực hiện

Phi hành và tỏi với một ít dầu. Giảm nhiệt độ và xào sơ hạt diêm mạch trong khoảng 2 phút. Thêm nước hầm gà và nước chanh rồi chờ cho đến khi sôi. Sau đó giảm nhiệt và đun sôi thêm 15 phút nữa. Cho thêm một ít chanh và ngò tươi rồi tắt bếp.

Tiểu đường là bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn thực đơn hợp lý để tránh làm tình trạng bệnh thêm nặng nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tập thể dục kiểm soát đường huyết – Bạn nên thử ngay!
  • Yên tâm ăn ngoài mà vẫn kiểm soát đường huyết
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết ở thực phẩm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!