1. Phơi nắng lâu
Thói quen phơi nắng quá lâu hoặc đi ra đường mà không dùng kem chống nắng và che chắn kỹ có thể gây hại cho sức khỏe. Mặt trời tự nhiên phát ra 2 loại bức xạ cực tím (UV) dưới đây có thể gây hại cho làn da của chúng ta và gây ung thư da:
UVB: Đây không chỉ là nguyên nhân gây ung thư da mà còn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về da khác.
UVA: UVA có khả năng xâm nhập sâu vào da khiến các tế bào da bị lão hóa và gây ra một số thiệt hại gián tiếp cho các tế bào DNA.
Khi tiếp xúc quá nhiều tia UV từ mặt trời có thể làm hỏng DNA trong các tế bào da của bạn. Những tổn thương DNA tích tụ theo thời gian khiến các tế bào bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát và cuối cùng dẫn đến ung thư da.
2. Sử dụng nước xịt thơm nhà
Nhiều loại chất xịt thơm nhà thực chất không hề cải thiện chất lượng không khí, mà chỉ che giấu mùi hôi, mang lại cho bạn cảm giác sạch sẽ giả tạo. Nhưng điều nguy hiểm là chúng chứa các chất gây ung thư có hại xâm nhập qua mũi và làm tăng nguy cơ ung thư, theo Boldsky.
3. Không ăn đủ trái cây và rau quả
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Phòng chống Ung thư, tiêu thụ trái cây và rau có thể giúp giảm nguy cơ ung thư thực quản, ung thư dạ dày, đại trực tràng,… Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trái cây và rau quả rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và các enzym giải độc, theo Eatthis.
4. Thích uống nước nóng
Nhiều người có thói quen uống cà phê, trà hoặc nước lọc nóng, vừa thổi vừa uống như là một thú vui để thư giãn.
Nhưng đây là thói quen tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh ung thư thực quản. Bởi vì nước nóng sẽ đốt niêm mạc thực quản, gây viêm niêm mạc miệng, viêm thực quản, theo thời gian, nó có thể trở thành ung thư.
Khảo sát cho thấy người hay uống trà nóng, ăn cháo nóng, có tỷ lệ mắc ung thư thực quản, bệnh ung thư miệng rất cao.
5. Thường xuyên ăn đồ hộp
Thực phẩm đóng hộp được niêm trong hộp kim loại có lót một lớp phủ nhựa chứa đầy hóa chất có thể có hại cho sức khỏe. Vì vậy, việc tiêu thụ thường xuyên đồ hộp có thể dẫn đến rối loạn nội tiết tố và thay đổi ADN, có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
6. Lười vận động
Lười vận động là một trong những thói quen gây ung thư phổ biến nhất, đặc biệt là ung thư vú. Hoạt động tập thể dục giúp tiêu thụ, kiểm soát lượng đường trong máu và hạn chế tăng trưởng insulin trong máu (hormone tác động đến sự phát triển của tế bào vú). Các tế bào mỡ tạo ra estrogen, do đó khi bạn có lượng mỡ cao trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.
Nghiên cứu cho thấy thói quen tập thể dục thường xuyên ở cường độ trung bình hoặc cao trong 4 đến 7 giờ mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú. Thói quen vận động sẽ giúp bạn duy trì chỉ số BMI một cách lành mạnh để ngăn ngừa nhiều bệnh.
BMI là tỷ lệ cân nặng và chiều cao của một người. Chỉ số BMI khỏe mạnh thường nằm trong khoảng từ 18,5 đến 24,9. BMI từ 25 đến 29,5 được coi là thừa cân, BMI trên 30 là béo phì. Do đó, bạn cần tập luyện thể dục đều đặn để duy trì mức BMI khỏe mạnh nhằm giảm nguy cơ gây ung thư.
7. Ăn quá nhiều đường
Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng nguy cơ ung thư. Theo hướng dẫn chế độ ăn uống mới nhất dành cho người Mỹ khuyến cáo, không nên tiêu thụ quá 12 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến béo phì và viêm, hai yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư.
8. Thích ăn đồ nướng có phần cháy
Nếu bạn không tập trung khi nướng thức ăn, chúng có thể bị cháy và một số chỗ thậm chí bị cháy đen. Ăn các phần cháy này làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tụy.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!